ClockThứ Sáu, 25/03/2016 13:28

Giáo dục giúp làm giảm tỷ lệ tảo hôn ở Bangladesh

TTH.VN - Tỷ lệ tảo hôn ở Bangladesh có thể giảm 1/3 khi các trẻ em gái được giáo dục và đào tạo kỹ năng làm việc, một nghiên cứu mới được công bố về những cách thức để đối phó với thực tế phổ biến ở quốc gia Nam Á này cho biết.

3/4 trẻ em gái ở Bangladesh kết hôn trước 18 tuổi. Ảnh: Reuters

Theo thông tin từ Hội đồng Dân số - một nhóm phi lợi nhuận nghiên cứu các vấn đề sức khỏe và phát triển, 2/3 các cô gái ở Nam Á kết hôn trước 18 tuổi. Tuy nhiên, trong một nghiên cứu được tiến hành với hơn 9.000 thiếu nữ ở Bangladesh, tỷ lệ tảo hôn đã giảm 31% khi những cô gái này nhận được sự giáo dục hoặc tham gia vào các lớp học về tư duy phê phán và ra quyết định.

Đồng thời, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, tỷ lệ tảo hôn giảm 23% khi các thiếu nữ được đào tạo kỹ năng làm việc.

Trong một tuyên bố, ông Ann Blanc - phó chủ tịch Hội đồng Dân số, lạc quan cho rằng "những kết quả này là một bước tiến lớn về những gì làm được để hạn chế nạn tảo hôn ở Bangladesh".

Theo một báo cáo năm 2014 của Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF), Bangladesh là nước có tỷ lệ tảo hôn cao thứ 2 thế giới, chỉ sau Niger, và là quốc gia có tỷ lệ hôn nhân ở các thiếu nữ dưới 15 tuổi cao nhất. UNICEF cho biết, 3/4 trẻ em gái ở Bangladesh kết hôn trước khi tròn 18 tuổi.

Trong nghiên cứu của mình, tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở ở New York này tiết lộ rằng đã hỗ trợ giáo dục và đào tạo cho các cô gái ở 72 cộng đồng.

Trên thế giới, hơn 700 triệu phụ nữ kết hôn trước ngày sinh nhật lần thứ 18, theo ghi nhận của UNICEF. Cơ quan này cho rằng, nguyên nhân của tình trạng trên bắt nguồn từ sự nghèo đói và các chuẩn mực xã hội. Các bậc cha mẹ gả chồng sớm cho con gái vì nhận thấy đó là ''việc phải làm'', và sợ sự đánh giá, trừng phạt của xã hội nếu không tuân theo tục lệ này.

Tố Quyên (Lược dịch từ Dailymail & Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giáo dục tài chính trong trường học

Giáo dục tài chính cho học sinh không chỉ giúp các em biết sống trách nhiệm, trân quý giá trị lao động, biết chia sẻ với ông bà, cha mẹ mà còn là nền tảng quan trọng giúp các bạn trẻ biết lập kế hoạch ngân sách cho cuộc sống tự chủ ở hiện tại và tương lai.

Giáo dục tài chính trong trường học
“Giáo dục di sản”- học mà chơi, chơi mà học

Vui vẻ, hào hứng, bổ ích là những cảm nhận của những “du khách học trò” sau khi tham gia chương trình “Giáo dục di sản” (GDDS) do Bảo tàng Cổ vật cung đình (CVCĐ) Huế tổ chức.

“Giáo dục di sản”- học mà chơi, chơi mà học
Gắn kết chặt chẽ “ba nhà” trong giáo dục nghề nghiệp

Mô hình Hội đồng giáo dục nghề nghiệp (GDNN) cấp tỉnh ra đời mới đây được kỳ vọng là “lời giải” cho bài toán tuyển sinh - tuyển dụng, nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động (LĐ).

Gắn kết chặt chẽ “ba nhà” trong giáo dục nghề nghiệp
"Trồng" những mầm xanh mạnh khỏe toàn diện

Rèn luyện đảm bảo sức khỏe, nâng cao thể lực cho học sinh là “khâu” quan trọng, hiệu quả trong nâng cao chất lượng dạy và học của ngành giáo dục & đào tạo (GD&ĐT) huyện Phú Vang; “trồng” những mầm xanh mạnh khỏe toàn diện, để sau này các em tiếp bước xây dựng quê hương.

Trồng những mầm xanh mạnh khỏe toàn diện

TIN MỚI

Return to top