ClockThứ Bảy, 26/11/2016 16:49

Fidel Castro - Mãi mãi một huyền thoại

TTH.VN - Đài truyền hình Quốc gia Cuba thương tiếc báo tin, cựu Chủ tịch Cuba Fidel Castro từ trần vào lúc 22h29 ngày 25/11, giờ địa phương (tức 10h29 sáng 26/11, giờ Việt Nam). Nhà cách mạng kiệt xuất của thế giới đã ra đi ở tuổi 90, nhưng huyền thoại về lý tưởng tự do và giải phóng dân tộc của ông, người đồng chí của dân tộc Việt Nam sẽ còn sống mãi.

Nhìn lại toàn bộ quá trình hoạt động của nhà cách mạng Fidel CastroBiểu tượng cách mạng Cuba Fidel Castro từ trần

Lãnh tụ cách mạng Cuba Fidel Castro giương cao lá cờ bách chiến, bách thắng lấp lánh huân chương của Đoàn Khe Sanh, Quân Giải phóng Trị Thiên – Huế. Ảnh: TTXVN

Người anh hùng của nhân loại

Trong hơn 50 năm qua, Đảng Cộng sản Cuba dưới sự dẫn dắt của Chủ tịch Fidel Castro đã đem đến những chuyển biến sâu sắc chưa từng có trong lịch sử đất nước Cuba. Đáng kể đến là việc chính quyền Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận và tái thiết lập quan hệ ngoại giao với Cuba vào ngày 20/7/2015. Sự kiện diễn ra sau hơn nửa thế kỷ Cuba bị áp đặt cấm vận đã mang lại những dấu hiệu tích cực trong quan hệ Mỹ-Cuba.

Tất cả những thay đổi đáng kinh ngạc khiến cả thế giới phải thán phục của dân tộc Cuba đều mang dấu ấn đậm nét của biểu tượng cách mạng Fidel Castro.

Với những cống hiến tâm huyết và trọn đời cho dân tộc Cuba, vị lãnh tụ tài ba Fidel Castro mãi mãi là linh hồn của cách mạng Cuba nói riêng và nhân loại thế giới nói chung.

Cựu Chủ tịch Cuba Fidel Castro nhận được sự ngưỡng mộ trên toàn thế giới, nhất là Cách mạng Xã hội Chủ nghĩa ở châu Mỹ Latinh và châu Phi. Ảnh: Reuters

"Đối với tôi, Fidel là một bậc thầy vĩ đại. Một người đàn ông khôn khéo không bao giờ chết. Một người đàn ông như Fidel sẽ không bao giờ chết, vì ông luôn luôn là một phần của nhân dân", cựu Tổng thống Venezuela Hugo Chavez khẳng định trong một bài phát biểu vào tháng 1/2007.

"Từ những ngày đầu tiên, cuộc cách mạng Cuba đã là nguồn cảm hứng cho tất cả những người coi trọng tự do. Chúng tôi ngưỡng mộ sự hy sinh của nhân dân Cuba trong nỗ lực duy trì độc lập và chủ quyền khi phải đối mặt với đế quốc. Cách mạng Cuba muôn năm! Đồng chí Fidel Castro muôn năm!", cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela nói trong một bài phát biểu hồi tháng 7/1991.

"Tôi nhớ rằng, báo cáo của tác giả Herbert Matthews về Fidel Castro trước khi ông lên nắm quyền gọi ông là nhà dân chủ và niềm hy vọng của Cuba. Thậm chí, người dân ở đất nước của chúng tôi đã gọi ông là George Washington của Cuba", cựu Tổng thống Mỹ Ronald Reagan từng nói vào ngày 5/3/1986.

"Sự ra đi của ông Fidel Castro là một mất mát to lớn cho cả dân tộc Cuba và toàn nhân loại. Ông mang tầm quan trọng lịch sử trên toàn thế giới. Không phải chính trị gia nào cũng làm được điều đó", Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Nga Konstantin Kosachev nói với hãng tin RIA Novosti hôm 26/11, sau khi nhận được tin lãnh tụ Cuba từ trần.

Ông Kosachev nói thêm rằng, tên tuổi của biểu tượng cách mạng Cuba sẽ mãi mãi hiện hữu trong lịch sử của nhân loại.

Cùng ngày 26/11, nhiều nhà lãnh đạo thế giới bày tỏ sự đau buồn sâu sắc trước tin lãnh tụ cách mạng Cuba qua đời.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi gửi lời chia buồn sâu sắc nhất với nhân dân Cuba. Ông Modi gọi cựu Chủ tịch Cuba Fidel Castro là "một trong những biểu tượng vĩ đại nhất của thế kỷ XX" và là "một người bạn lớn".

"Ông ấy là người vĩ đại. Fidel đã qua đời. Cuba muôn năm! Mỹ Latinh muôn năm!", Tổng thống Ecuador Rafael Correa chia sẻ.

Tổng thống Venezuela nói rằng: "Tất cả những nhà cách mạng trên thế giới sẽ tiếp tục kế thừa di sản và ngọn cờ độc lập, chủ nghĩa xã hội" của cựu Chủ tịch Cuba Fidel Castro.

"Tôi tiếc thương trước sự ra đi của ông Fidel Castro, nhà lãnh đạo của Cách mạng Cuba, biểu tượng của thế kỷ XX. Fidel Castro là người bạn của Mexico, người thúc đẩy quan hệ song phương dựa trên sự tôn trọng, đối thoại và đoàn kết", Tổng thống Mexico Pena Nieta cho hay.

Người đồng chí của dân tộc Việt

Luôn ủng hộ cuộc cách mạng Việt Nam, đất nước Cuba nói chung và Chủ tịch Fidel nói riêng luôn giành sự hỗ trợ cho Việt Nam về cả tinh thần lẫn vật chất trong giai đoạn khó khăn. Năm 1972, Cuba dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Fidel đã phát động chiến dịch tuyên truyền mới tố cáo tội ác đế quốc trong cuộc chiến tranh phi nghĩa ở Việt Nam. Ông Fidel khẳng định: “Tình đoàn kết của chúng ta, niềm tin của chúng ta đối với nhân dân Việt Nam và ban lãnh đạo Việt Nam là vô điều kiện và tuyệt đối.”

Không dừng lại ở đó, tháng 9/1973, khi cuộc kháng chiến của dân tộc ta vẫn đang trong giai đoạn ác liệt, Chủ tịch Fidel Castro là nhà lãnh đạo quốc gia nước ngoài duy nhất đến thăm vĩ tuyến 17 ở Quảng Trị, đem đến nguồn động viên to lớn cho chiến sỹ và nhân dân Việt Nam thời kỳ chiến. Trong chuyến đi này, câu nói đầy nghĩa tình của ông: “Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình”, ắt hẳn đã đi sâu vào tâm trí nhiều người dân Việt Nam trong thời khói lửa.

Cũng trong chuyến thăm lần đầu tiên ấy của Chủ tịch Fidel đến Việt Nam, Cuba đã tặng Việt Nam 5 công trình kinh tế-xã hội rất có giá trị lúc bấy giờ, với tổng trị giá khoảng 80 triệu USD.

Lãnh tụ Cuba Fidel Castro trong chuyến thăm địa đạo Củ Chi vào ngày 11/12/1995. Ảnh: Tumblr

Những chuyến thăm tiếp theo của Chủ tịch Fidel Castro lần lượt diễn ra vào tháng 12/1995 và tháng 2/2003, càng thắt chặt hơn tình hữu nghị và sự hợp tác anh em giữa hai nước Việt Nam-Cuba. Với nhiều bước tiến mới trong mối quan hệ song phương cùng với tình cảm gần gũi, thân thiết của nhân dân hai nước, chắc chắn rằng tình đoàn kết, hữu nghị và sự hợp tác toàn diện giữa Cuba và Việt Nam sẽ không ngừng được củng cố và phát triển.

Mới đây, ngay sau khi đến thủ đô La Habana vào chiều 15/11 (giờ Cuba) vừa qua, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và phu nhân cùng một số thành viên cao cấp của đoàn Việt Nam đã đến chào lãnh tụ Cuba Fidel Castro. Theo ghi nhận từ các hoạt động chính thức được thông báo của lãnh tụ Fidel Castro, đây được coi là cuộc gặp gỡ cuối cùng của người anh hùng nhân loại với một nguyên thủ nước ngoài.

Có thể nói, Cuba chính là người anh em sống chết có nhau của Việt Nam, với thứ tình nghĩa không gì chia cắt được. Và vị lãnh tụ của đất nước anh em ấy - người đồng chí của nước Việt, ra đi không chỉ là sự mất mát to lớn của nhân dân Cuba, mà còn là niềm tiếc thương của người dân Việt.

Một số cột mốc chính trong cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Fidel Castro:

Ngày 13/8/1926: Fidel Castro sinh ra trong một gia đình giàu có tại thị trấn nhỏ Biran nhưng ông quyết định đi theo con đường vô sản với mong muốn tìm lại công bằng cho nhân dân lao động.

Ngày 1/1/1959 - Cuộc nổi dậy chống nhà độc tài Batista dưới sự lãnh đạo của ông Fidel Castro giành thắng lợi, ông Fidel sau đó tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng Cuba.

Tháng 6/1960 - Cuba quốc hữu hoá các nhà máy lọc dầu của Hoa Kỳ sau khi họ từ chối chế biến dầu của Liên Xô.

Tháng 10/1960 - Washington cấm xuất khẩu sang Cuba, trừ thực phẩm và thuốc men.

Ngày 16/4/1961 - Castro tuyên bố Cuba là Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa.

Tháng 4/1961 - Ông chống lại 1.500 phần tử Cuba lưu vong - được sự tài trợ của Cục Tình báo trung ương Mỹ (CIA) - xâm nhập Vịnh Con heo.

Ngày 7/2/1962 - Washington tuyên bố cấm vận hoàn toàn với Cuba.

Tháng 10/1962 - Lực lượng Hoa Kỳ phong tỏa các tên lửa hạt nhân của Liên Xô tại Cuba. Cá nhân Tổng thống Mỹ lúc đó John F. Kennedy đồng ý sẽ không xâm lược Cuba.

Tháng 3/1968 - Chính quyền Castro tiếp quản gần như tất cả các doanh nghiệp tư nhân.

Ngày 2/12/1976 - Ông trở thành Chủ tịch Quốc hội Cuba.

Tháng 12/1991 - Sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết đã tàn phá nền kinh tế Cuba.

Ngày 31/7/2006 - Chủ tịch Fidel Castro tuyên bố tạm thời nhường quyền cho người em trai Raul Castro.

Ngày 19/2/2008 - Ông Fidel Castro từ chức Chủ tịch Cuba.

Tháng 7/2010 - Ông Fidel Castro tái xuất sau nhiều năm ẩn dật, thăm một viện khoa học, trả lời một cuộc phỏng vấn truyền hình, nói chuyện với các học giả.

Ngày 20/7/2015: Mỹ và Cuba chính thức khôi phục quan hệ ngoại giao và mở lại các Đại sứ quán tại Thủ đô của mỗi nước

Ngày 19/4/2016 - Ông Castro đọc diễn văn tại Đại hội lần thứ VII của Đảng Cộng sản Cuba, tuyên bố rằng " Rồi tôi cũng sẽ sớm giống như tất cả những người khác. Tất cả chúng ta rồi cũng sẽ chết, nhưng những lý tưởng của người cộng sản Cuba sẽ còn mãi..."

Lê Thảo - Tố Quyên (Tổng hợp và lược dịch từ Reuters, ANN, AP & Sputniknews)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam được thông qua

NDO - Chiều 10/5, tại Trụ sở Liên hợp quốc tại Geneva, Thụy Sĩ, Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam.

Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam được thông qua
Nét nhân văn quân sự đặc sắc của dân tộc Việt Nam

Trong các cuộc chiến tranh giữ nước suốt chiều dài lịch sử dân tộc, cùng với sử dụng sức mạnh quân sự để đánh bại kẻ thù xâm lược, dân tộc Việt Nam đã phát huy cao độ yếu tố chính nghĩa và nhân văn của cuộc chiến tranh đang tiến hành để đánh bại kẻ xâm lược phi nghĩa. Tiếp nối truyền thống đó, trong và sau Chiến dịch Điện Biên Phủ, Đảng, Chính phủ và Quân đội nhân dân Việt Nam luôn nhất quán chủ trương đối xử khoan hồng, nhân đạo đối với tù, hàng binh.

Nét nhân văn quân sự đặc sắc của dân tộc Việt Nam
Hải quân Nhân dân Việt Nam: 69 năm hành trình giữ biển

Ngày 7/5/1955, Bộ Quốc phòng ra Nghị định thành lập Cục Phòng thủ bờ bể, là “cơ quan giúp Bộ Tổng tư lệnh chỉ đạo các lực lượng phòng thủ bờ bể, tổ chức đào tạo cán bộ, nhân viên thủy thủ; sản xuất, sửa chữa dụng cụ, phương tiện về thủy quân; xây dựng các thủy đội để bàn giao cho các khu và liên khu làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh trên các vùng sông, biển”; trở thành mốc lịch sử đánh dấu sự ra đời của Hải quân Nhân dân Việt Nam.

Hải quân Nhân dân Việt Nam 69 năm hành trình giữ biển
Return to top