ClockThứ Ba, 24/07/2018 18:10

Giá vé máy bay, khách sạn toàn cầu được dự báo tăng trong năm 2019

TTH.VN - Nền kinh tế toàn cầu mạnh mẽ và giá dầu tăng dự kiến ​​sẽ thúc đẩy chi phí đi lại bằng đường hàng không trong năm 2019, giá vé được dự báo tăng 2,6% và giá khách sạn tăng 3,7%, mặc dù có những rủi ro từ cuộc chiến thương mại.

Air Asia là hãng hàng không giá rẻ tốt nhất thế giớiThị trường máy bay thế giới tăng tốc nhờ chi phí thấpHàng không Đông Nam Á phát triển tích cựcMột nửa doanh nghiệp EU cắt giảm đầu tư vào Anh do BrexitCơn ác mộng của ngành hàng không

Một hành khách đang chờ chuyến bay tại sân bay quốc tế Ngurah Rai, Indonesia. Ảnh: Reuters

Ở một số quốc gia, bao gồm Ấn Độ, New Zealand, Na Uy, Đức và Chile, giá vé máy bay dự kiến ​​sẽ tăng hơn 7%, theo dự báo du lịch kinh doanh thường niên của công ty Quản lý Du lịch toàn cầu Carlson Wagonlit Travel (CWT) và Hiệp hội Du lịch Kinh doanh Toàn cầu (GBTA) phát hành ngày hôm nay (24/7).

Trước đó hồi tháng 6, Hiệp hội Vận tải Hàng không quốc tế (IATA) dự báo, sản lượng hành khách, yếu tố đại diện cho giá vé máy bay sẽ tăng 3,2% trong năm nay, đánh dấu lần tăng đầu tiên kể từ năm 2011, trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu mạnh hơn thúc đẩy nhu cầu tăng trưởng. Ngoài ra, trong một dự báo được công bố hồi năm ngoái, CWT/GBTA cũng dự báo mức tăng 3,5% đối với giá vé máy bay trong năm 2018.

Đáng chú ý, chi phí đường hàng không, bao gồm cả nhiên liệu và lao động cũng đang tăng lên, thúc đẩy các hãng hàng không tăng giá vé hoặc thêm phụ phí nhiên liệu để duy trì lợi nhuận.

Dự báo năm 2019 của CWT/GBTA cho biết, giá khách sạn tăng sẽ được thúc đẩy bởi nhu cầu đi lại bằng đường hàng không gia tăng, điều này sẽ thúc đẩy nhu cầu về phòng ở khách sạn. Giá phòng được dự kiến ​​sẽ tăng hơn 5% ở khu vực châu Á và châu Âu, 2,1% ở khu vực Bắc Mỹ và giảm 1,3% ở khu vực Mỹ Latinh.

Trong một động thái liên quan, các tập đoàn khách sạn bao gồm Accor SA của Pháp và Marriott International Inc có trụ sở tại Mỹ vừa báo cáo tăng trưởng mạnh mẽ về doanh thu trên mỗi phòng ở có sẵn ở khu vực châu Á và châu Âu trong năm nay.

Bên cạnh đó, dự báo của CWT/GBTA cho thấy, mặc dù có triển vọng tích cực, nhưng rủi ro vẫn hiện hữu đối với nền kinh tế toàn cầu trong năm 2019 do sự gia tăng của các chính sách bảo hộ, các cuộc chiến tranh thương mại và sự không chắc chắn về việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), hay còn gọi là Brexit.

Ông Michael Valkevich, Phó chủ tịch CWT về quản lý chương trình và bán hàng toàn cầu khu vực châu Á-Thái Bình Dương nhận định, cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung chưa dẫn đến sự sụt giảm đáng kể về nhu cầu đi lại, nhưng đó là một "yếu tố rủi ro" đối với ngành công nghiệp du lịch.

Thanh Ngân (Lược dịch từ Reuters)

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tình trạng thiếu nhà ở toàn cầu đang cản trở tăng trưởng nhờ nhập cư

Ở hầu hết các quốc gia phát triển, một trong những động lực tăng trưởng kinh tế đáng tin cậy nhất đang chững lại. Trong nhiều thập kỷ, dòng người di cư nhanh chóng đã giúp các quốc gia bao gồm Canada, Australia và Vương quốc Anh ngăn chặn lực cản nhân khẩu học do dân số già hóa và tỷ lệ sinh giảm. Điều này hiện đang bị phá vỡ, khi lượng người đến tăng vọt kể từ khi biên giới mở cửa trở lại sau đại dịch đã dẫn đến tình trạng thiếu nhà ở kéo dài.

Tình trạng thiếu nhà ở toàn cầu đang cản trở tăng trưởng nhờ nhập cư

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top