ClockChủ Nhật, 01/07/2018 07:38

Hàng không Đông Nam Á phát triển tích cực

TTH.VN - Hãng tin The ASEAN Post ngày 30/6 đưa tin, dự kiến tốc độ tăng trưởng của ngành hàng không Đông Nam Á sẽ đạt mức 5,8% trong giai đoạn từ 2016 - 2036.

Cơn ác mộng của ngành hàng khôngParis trở thành điểm đến thu hút đầu tư hàng đầu châu ÂuWB bổ sung tài trợ tăng cường an toàn hàng không Thái Bình DươngBùng nổ mua sắm trực tuyến mang lại hy vọng cho vận tải hàng khôngGia tăng căng thẳng thương mại ảnh hưởng lớn đến ngành công nghiệp hàng không

Hàng không Đông Nam Á phát triển tích cực. Ảnh: The ASEAN Post

Ngoài ra, với số lượng hành khách ước đạt 7,8 tỷ người vào năm 2036,  Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) khẳng định khu vực Đông Nam Á sẽ là thị trường chính đối với dịch vụ này, cùng lúc chiếm đến 45% tổng số lượng hành khách toàn cầu.

Những con số ấn tượng này có được nhờ vào chất lượng sống của người dân trong khu vực đang ngày càng được cải thiện, tầng lớp trung lưu xuất hiện ngày một nhiều. Thêm vào đó, sự phát triển cũng được xem là thành quả của những nỗ lực nhằm tiến đến tự do hóa các quy định về lưu thông hàng không.  Được biết, tầng lớp trung lưu hiện đang chiếm đa số trong xã hội Đông Nam Á. Đây cũng là nhân tố đóng vai trò tương đối quan trọng, trở thành động lực lớn của ngành hàng không khu vực. Theo nhận định của các chuyên gia, nhiều khả năng đến năm 2030 số lượng người dân thuộc tầng lớp này sẽ chiếm 65% dân số Đông Nam Á – mức tăng trưởng khá lớn so với 29% vào năm 2010. Điều này có nghĩa sẽ có gần 500 triệu người có đủ điều kiện để lựa chọn hình thức di chuyển bằng đường hàng không.

Cùng với sự tăng trưởng trong nhu cầu đi lại và sự thúc đẩy trong quá trình tự do hóa quy định về lưu thông hàng không, dự kiến sức cạnh tranh về giá giữa các hãng hàng không cũng sẽ dần xuất hiện. Từ đó giá vé máy bay sẽ giảm mạnh, đồng thời các hãng hàng không cũng tận dụng mở thêm tuyến bay mới để tạo nhiều điểm đến du lịch cho hành khách và thu hút khách hàng. Nhìn chung tiến trình phát triển về hàng không là tin mừng đối với hành khách – những cá nhân có thể tận hưởng những chuyến du lịch mới với giá cả phải chăng.

Tiềm năng trong tương lai

Khi các nước trong khu vực tiếp tục phát triển, du lịch hàng không sẽ ngày càng được ưa chuộng. Từ những yếu tố nói trên, du lịch hàng không nội bộ trong các quốc gia ASEAN dự kiến sẽ đóng góp đến 1/3 số lượng lưu thông hàng không toàn cầu vào năm 2036.  Đặc biệt, các tuyến bay ASEAN – Trung Quốc cũng đang có xu hướng tăng mạnh do luồng khách đã và đang có nhu cầu du lịch cao. Do đó, các tuyến bay qua lại giữa các nước ASEAN và Trung Quốc sẽ chứng kiến tốc độ tăng trưởng hàng năm kép (CAGR) đạt mức 6,3% trong giai đoạn 2016 - 2036.

Ngoài ra, cơ hội phát triển của ngành hàng không Đông Nam Á cũng phụ thuộc vào sự phát triển đồng thời của du lịch hàng không tôn giáo. Đơn cử như Indonesia, lợi ích từ du lịch hàng không nội bộ được thể hiện rõ nhất vào dịp lễ Eid Mubarak – sự kiện quan trọng tương đương tết Nguyên Đán của Việt Nam khi hàng triệu lao động trở về quê hương để đoàn tụ với gia đình. Vào kỳ nghỉ Mubarak năm 2016,  ngành hàng không nước này đã phục vụ bay cho hơn 4,6 triệu người.

Trong cùng khu vực, Thái Lan và ngành hàng không Thái Lan cũng đã và đang chứng kiến sự phục hồi đáng kinh ngạc, nhất là sau khi kết thúc cuộc đảo chính vào năm 2014. Cụ thể, chỉ sau đó hai năm, số lượng du khách quốc tế chọn đến tham quan và nghỉ dưỡng tại đất nước này đã chạm ngưỡng 32,6 triệu người. Ngoài ra, những căng thẳng chính trị giữa Trung Quốc và Hàn Quốc trong năm 2017 cũng là lý do khiến nhiều người dân Trung Quốc bắt đầu thay đổi lựa chọn du lịch từ Hàn Quốc thành xứ sở chùa vàng.

Tóm lại, nhờ vào chất lượng sống của người dân ngày càng được cải thiện, nhiều tuyến bay được thiết lập, giá cả tiếp tục được điều chỉnh phải chăng, ngành hàng không khu vực sẽ đón nhận nhiều tín hiệu tích cực trong tương lai.

Đan Lê (Lược dịch từ The ASEAN Post)

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển các dịch vụ nông thôn thông minh

Trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, việc áp dụng công nghệ trong dịch vụ nông thôn giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng cuộc sống của người dân, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững và hiện đại hóa khu vực này. Để làm được điều này, mô hình xã nông thôn mới thông minh là lựa chọn tối ưu.

Phát triển các dịch vụ nông thôn thông minh
Phát triển nhà ở xã hội: Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 2: Khó ở đâu, gỡ ở đó

Hiện, số lượng các dự án nhà ở thương mại được đầu tư hàng năm khá lớn, nhưng các dự án nhà ở xã hội (NƠXH) triển khai chỉ đếm trên đầu ngón tay. Vì thế, ngoài hoàn thiện chính sách thuộc thẩm quyền, đồng hành cùng doanh nghiệp (DN) trong thúc đẩy đầu tư NƠXH, việc lãnh đạo, chỉ đạo đa dạng nguồn lực đầu tư NƠXH đã là hiệu lệnh.

Phát triển nhà ở xã hội Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 2 Khó ở đâu, gỡ ở đó
Return to top