ClockThứ Hai, 02/09/2019 20:21

Niềm tin kinh doanh của doanh nghiệp châu Âu tại ASEAN vẫn ở mức cao

TTH - The Business Times ngày 2/9 trích dẫn kết quả một cuộc khảo sát cho thấy, ngày càng nhiều công ty châu Âu kỳ vọng sẽ tăng cường hợp tác kinh doanh với các nước ASEAN trong 5 năm tới, mặc dù vẫn cất giữ mối lo ngại đối với các hàng rào phi thuế quan ở Đông Nam Á.

EU, Việt Nam ký kết thỏa thuận quốc phòng mớiAnh tìm kiếm cơ hội kinh doanh thời hậu Brexit ở Đông Nam ÁEU và ASEAN sẽ tái khởi động quá trình đàm phán FTA

Ngày càng nhiều công ty châu Âu kỳ vọng sẽ tăng cường hợp tác kinh doanh với các nước ASEAN trong 5 năm tới. Ảnh: SCDC

Theo Khảo sát Quan điểm Kinh doanh của EU-ASEAN mới nhất được tiến hành trên các công ty châu Âu trong khu vực, 88% doanh nghiệp được hỏi mong muốn sẽ tăng thương mại và đầu tư vào ASEAN trong 5 năm tới, tăng 13% từ mức 75% trong năm 2018. Chỉ có 7% doanh nghiệp được khảo sát muốn mức độ thương mại và đầu tư vào ASEAN được duy trì ở mức hiện tại.

Trong số các công ty được khảo sát, 73% dự kiến ​​lợi nhuận của họ tại ASEAN sẽ tăng trong năm nay, tăng nhẹ so với 72% trong cuộc khảo sát trước đó. Hơn một nửa (53%) số doanh nghiệp được hỏi tin rằng ASEAN là khu vực có cơ hội kinh tế tốt nhất, tiếp theo là Trung Quốc ở vị trí thứ hai.

Tuy nhiên, chỉ có 3% số người được hỏi cảm thấy tiến trình Hội nhập kinh tế ASEAN đang phát triển với tốc độ đủ nhanh, giảm từ mức 11% trong năm 2018. Và hơn một nửa (58%) trong số những doanh nghiệp tham gia cuộc thăm dò nhận thấy rằng, số lượng hàng rào phi thuế quan đối với thương mại ở ASEAN không thay đổi nhiều, mặc dù đã có một số cam kết ở cấp độ khu vực nhằm loại bỏ các rào cản này.

Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh EU-ASEAN Donald Kanak cho biết: "Các doanh nghiệp châu Âu cực kỳ lạc quan về ASEAN và đánh giá ASEAN là khu vực có cơ hội kinh tế tốt nhất, xếp trên Trung Quốc một bậc. Tuy nhiên, cũng có một thông điệp rõ ràng rằng các doanh nghiệp châu Âu đang ngày càng hoài nghi về tác động của hội nhập khu vực ASEAN đối với triển vọng kinh doanh của họ. Những người được hỏi hiện chỉ đang xem các yếu tố địa phương hoặc quốc gia như cải thiện cơ sở hạ tầng và nền kinh tế địa phương là động lực chính, ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp". Theo ông, trừ khi ASEAN tiến nhanh hơn trong các nỗ lực hội nhập, nhất là loại bỏ các hàng rào phi thuế quan và hài hòa các tiêu chuẩn, nếu không khu vực có thể sẽ không nắm bắt được sự hiệp lực và tiềm năng kinh tế lớn hơn, cùng với nhiều lợi ích khác mà một cộng đồng tích hợp có thể mang lại.

Ngoài ra, cuộc khảo sát cũng cho thấy 94% các doanh nghiệp được hỏi muốn Liên minh châu Âu đẩy nhanh các cuộc đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) với ASEAN và các nước thành viên. Khoảng một nửa số người được hỏi cảm thấy họ đang ở thế bất lợi trong cạnh tranh vì không có FTA EU-ASEAN. Trong khi đó, 77% tin rằng, đôi khi họ phải đối mặt với sự cạnh tranh không lành mạnh trong môi trường địa phương hoặc khu vực, tăng từ mức 62% của năm 2018.

Đáng chú ý, 72% số người được hỏi tin rằng FTA EU-ASEAN sẽ gặt hái được nhiều lợi thế hơn so với một loạt các FTA song phương. Tuy nhiên, các FTA gần đây của EU với Singapore và Việt Nam được coi là “các bước đi đúng hướng".

TỐ QUYÊN

(Lược dịch từ The Business Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Để doanh nghiệp quản trị và vận hành hiệu quả

Xây dựng chiến lược, lập kế hoạch kinh doanh và vận hành doanh nghiệp (DN) hiệu quả là nội dung khóa đạo tạo được Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp tổ chức trong 2 ngày 22 và 23/11.

Để doanh nghiệp quản trị và vận hành hiệu quả
Hướng đến doanh nghiệp không khói thuốc

Không chỉ là một khẩu hiệu, phong trào "Doanh nghiệp nói không với thuốc lá" đang trở thành cam kết của nhiều doanh nghiệp (DN), góp phần cùng cộng đồng bảo vệ sức khỏe, nâng cao chất lượng sống.

Hướng đến doanh nghiệp không khói thuốc
Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp

Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp và có nhiều chính sách đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), song nhìn nhận từ góc độ bao phủ của chính sách vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu của DN, nhất là DN các tuyến huyện, thị xã.

Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp
Doanh nghiệp cần hoàn thành các nghĩa vụ thuế trước khi giải thể

Trong bối cảnh kinh tế có nhiều khó khăn, giải thể doanh nghiệp (DN) đã trở thành một lựa chọn bất đắc dĩ của nhiều chủ DN, nhất là các DN nhỏ và vừa. Tuy nhiên, việc không nắm các quy định pháp luật về giải thể DN, nhất là tuân thủ các nghĩa vụ thuế liên quan khiến thời gian thực hiện thủ tục giải thể DN kéo dài.

Doanh nghiệp cần hoàn thành các nghĩa vụ thuế trước khi giải thể

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top