ClockThứ Tư, 14/03/2018 13:21

OECD: Căng thẳng thương mại che mờ triển vọng tăng trưởng toàn cầu

TTH.VN - Khác với cái nhìn lạc quan cách đây chỉ vài tháng, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) hôm 13/3 đã cảnh báo rằng một cuộc chiến thương mại có thể sẽ đe dọa triển vọng của nền kinh tế toàn cầu vốn đang đạt mức tăng trưởng tốt nhất trong 7 năm qua, đồng thời dự báo về sự tụt lùi của Anh so với tất cả các quốc gia thuộc G20 dưới tác động của Brexit.

OECD: Thuế năng lượng quá thấp để đối phó với biến đổi khí hậuOECD: Mức độ hài lòng cuộc sống giảmTuổi thọ trung bình ở các nước OECD tăng 10 năm nhờ lối sống tiến bộ

Căng thẳng thương mại đang gia tăng có thể tác động tiêu cực đến triển vọng tăng trưởng toàn cầu. Ảnh: REUTERS/Darrin Zammit Lupi

Với việc đánh giá triển vọng tăng trưởng mới của nhóm G20, OECD, tổ chức gồm 34 trong số các nền kinh tế hàng đầu thế giới, đã tăng dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2018 và 2019 lên 3,9%, mức cao nhất kể từ năm 2011 - so với dự đoán trước đó là 3,6% trong cả hai năm.

Dự báo mới sở dĩ cao hơn một phần là do chính sách cắt giảm thuế của Hoa Kỳ được kỳ vọng sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở nền kinh tế lớn nhất thế giới này.  

Đầu tư thương mại đang gia tăng trở lại ở quy mô toàn cầu sẽ giúp duy trì tốc độ tăng trưởng thương mại toàn cầu khoảng 5% trong năm nay, dự báo của OECD.

Tuy nhiên, OECD cũng nói rằng nền kinh tế thế giới sẽ trong trạng thái dễ bị tổn thương trước các căng thẳng thương mại sau khi chính quyền Trump áp thuế nhập khẩu lên thép và nhôm, một động thái dự kiến ​​sẽ đón nhận sự trả đũa từ châu Âu và các nước khác.

Nền kinh tế Mỹ được dự báo sẽ tăng trưởng 2,9% trong năm nay và 2,8% vào 2019, do cắt giảm thuế sẽ đóng góp thêm 0,5-0,75 phần trăm cho tăng trưởng của cả hai năm.

Nước Anh được cho là sẽ mất tích trong cuộc đua tăng trưởng toàn cầu, tụt lại sau tất cả các nước G20 khác với mức tăng trưởng chỉ ở 1,3% trong năm nay. Con số này cao hơn dự báo tháng 11 là 1,2% do tăng trưởng toàn cầu được cải thiện đôi chút. Với việc Anh rời Liên minh Châu Âu vào năm tới, tăng trưởng kinh tế của nước này dự báo sẽ giảm xuống còn 1,1% vào năm 2019.

Ngược lại, sự tăng trưởng tốt hơn ở Pháp và Đức vừa qua sẽ giúp khu vực đồng euro đạt mức tăng trưởng 2,3% trong năm nay và 2,1% vào năm 2019, cao hơn với dự báo của OECD trước đây lần lượt là 2,1% và 1,9%.

Thế Vĩnh (lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thúc đẩy liên kết phát triển dược liệu bền vững

Đó là chủ đề tại hội thảo khoa học do Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức vào ngày 22/11, với sự tham gia của các sở, ban, ngành liên quan, nhà khoa học, doanh nghiệp, chính quyền địa phương để cùng nhau bàn luận các giải pháp, tháo gỡ vướng mắc trong phát triển dược liệu, nhất là vấn đề liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm từ dược liệu.

Thúc đẩy liên kết phát triển dược liệu bền vững
Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024

Ghi nhận trong 10 tháng đầu năm 2024, thương mại của Trung Quốc đạt được với các nền kinh tế thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) chạm mốc cao kỷ lục, vượt 21 nghìn tỷ NDT (2,91 nghìn tỷ USD). Kết quả này đã nhấn mạnh sự hội nhập kinh tế sâu rộng và kết nối thương mại mạnh mẽ giữa các bên.

Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024
Return to top