Phát thải các-bon sẽ tăng 2% trong năm 2017 lên gần 37 tỷ tấn trong bối cảnh nền kinh tế thế giới tăng trưởng 3,6% hàng năm.
Theo Global Carbon Budget2017, tốc độ tăng GDP trong năm 2018 sẽ nhanh hơn một chút và vì thế sẽ khiến tổng lượng khí thải từ ngành công nghiệp và đốt nhiên liệu hóa thạch cao hơn trong ít nhất một năm tới.
Amy Luers, giám đốc điều hành Future Earth, một nhà tài trợ củanghiên cứu, cho biết: "Tình hìnhlượng khí thải cácbon trong năm nay là một bước thụt lùi của nhân loại”.
Ấn độ đang phải hứng chịu ô nhiễm không trí nghiêm trọng ở các vùng phía bắc nước này. Ảnh: AP
Trung Quốc chiếm phần lớn lượng gia tăng phát thải dự báo trong năm nay, với mức phát thải CO2 lớn nhất thế giới tăng thêm 3,5% lên 10,5 tỷ tấn, sau khi "giẫm chân tại chỗ" trong năm 2016.
Trong khi đó, lượng khí thải của Mỹ và Liên minh châu Âu - khối những nước phát thải lớn của thế giới - tiếp tục giảm. Tốc độ gia tăng phát thải tại những nước này cũng đang có dấu hiệu chậm hơn so với mức trung bình trong thập kỷ qua.
(Biểu đồ dưới đây thể hiện mức phát thải hàng năm được tính bằng giga hoặc tỷ tấn CO2 hàng năm của một số nước.)
Vừa qua, quỹ đạo phát thải mới nhấtđã được công bố khi các đại biểu từ gần 200 quốc gia họp mặt tại thành phố Bonn của Đức để thảo luận về tiến trình thực hiện Thỏa thuận Paris đã được các nước ký kết hai năm trước đó.
Theo Pep Canadell, nhà nghiên cứu của CSIRO và là một trong những tác giả của báo cáo, các kết quả trong tiến trình thực hiệnthỏa thuận là "đáng thất vọng", khiến khó đạt được mục tiêu chính của Thỏa thuận Paris là giữ cho sự nóng lên toàn cầu ở mức giữa 1,5 và 2 độ so với thời kỳ tiền công nghiệp.
Tiến sĩ Canadell phát biểu: "Thật khó để biết được bằng cách nào chúng ta sẽ đạt được mức cắt giảm khí thải toàn thế giới từ 2-3% mỗi năm". "Mỗi năm chúng ta lại trì hoãn trong việc giữ mức trần phát thải”.
Trong khi Ấn Độ đưa ra một sự thay đổi tương đối tích cực - mức phát thải hàng năm giảm từ 6% - mức trung bình trong thập niên vừa qua- xuống còn 2% vào năm 2017 - sự giảm tốc này dự kiến sẽ chỉ là tạm thời, theo nghiên cứu của 76 nhà khoa học ở 15 quốc gia.
Để thực hiện các cam kết trong thỏa thuận, trong những năm tới cần phải tăng tốc độ cắt giảm nhiên liệu than đá toàn cầu nếu không tìm racác nguồn năng lượng thay thế cho các nhiên liệu hóa thạch.
Sự phát triển của năng lượng tái tạo là không đủ nhanh để có thể thay thế các nhà máy nhiên liệu hóa thạch. Photo: Supplied
Việc chi phí sản xuất năng lượng mặt trời và năng lượng gió được giảm xuống đang góp phần thúc đẩy sự phát triển và phổ biến của năng lượng tái tạo. Tốc độ tăng trưởng toàn cầu về năng lượng tái tạo đã đạt mức trung bình 14,4% mỗi năm trong 5 năm qua.
Thế Vĩnh (lược dịch từ The Sydney Morning Herald)