ClockThứ Hai, 26/02/2018 20:27

Phụ nữ và trẻ em gái - nhân tố quan trọng cho sự phát triển của thế giới

TTH - Trong phiên họp thứ 62 của Ủy ban địa vị Phụ nữ Liên Hợp Quốc (CSW62) tổ chức tại Bangkok (Thái Lan) hồi ngày 23/2, các lãnh đạo cấp cao của Chính phủ các nước trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương cam kết sẽ đảm bảo trao nhiều quyền lợi hơn cho phụ nữ và trẻ em gái ở khu vực nông thôn để cải thiện mức sống, an ninh lương thực và sinh kế của từng cá nhân.

Saudi Arabia & quyết định lịch sử: cho phép phụ nữ lái xeTôn vinh hình ảnh đẹp của người phụ nữ Việt NamPhụ nữ nắm giữ 25% vị trí quản lý cấp cao trên toàn cầu

Mọi cá nhân trên thế giới đang hành động cho một tương lai bình đẳng hơn cho phụ nữ và trẻ em gái. Ảnh:UN News

Hiện nay, phụ nữ và trẻ em gái ở nông thôn liên tiếp phải đối mặt với nhiều rào cản ảnh hưởng đến quyền lợi con người và quyền phát huy hết khả năng tiềm ẩn. Nhìn chung, các thách thức đều làm chậm tiến trình hướng đến mục tiêu đạt được mức sống ổn định, đẩy mạnh khả năng làm chủ kinh tế, tăng cường quyền lợi tiếp cận với các dịch vụ y tế, giáo dục... của lớp người dễ bị tổn thương này. Do chịu tác động mạnh từ những khuôn mẫu tiêu cực về giới tính từ xa xưa, phụ nữ và trẻ em gặp nhiều khó khăn hơn nam giới trong việc tiếp cận với công việc, dịch vụ công và bảo trợ xã hội.

Trước vấn nạn diễn ra ngày càng phức tạp với quy mô lớn, Phó Tổng thư ký Liên Hợp Quốc kiêm Thư ký Điều hành ESCAP Shamshad Akhtar khẳng định: “Nếu chúng ta không khẩn trương triển khai những hành động cụ thể, nhiều khả năng phụ nữ và trẻ em gái ở nông thôn sẽ bị bỏ lại sau cùng”. Cũng theo bà Akhtar, sự phát triển mà không trao đủ quyền lợi cho phụ nữ và trẻ em chính là một phản đề lớn đối với phương châm của chương trình nghị sự phát triển bền vững 2030. Do đó, Chính phủ các nước cần tạo ra một môi trường thuận lợi, giúp hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái ở khu vực nông thôn nhận thấy tầm quan trọng của bản thân như những tác nhân chính tạo nên sự thay đổi cho toàn bộ thế giới.

Trong một động thái có liên quan, Phó Tổng giám đốc Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) kiêm Trưởng đại diện FAO khu vực châu Á – Thái Bình Dương Kundhavi Kadiresan chỉ ra rằng, một khi phụ nữ - tầng lớp nhân dân chiếm ¼ dân số thế giới được tiếp cận đầy đủ với các quyền lợi cá nhân như nam giới, sự đóng góp về lao động của họ có thể làm sản lượng lương thực tăng tới 4%. Quan trọng hơn cả, điều này sẽ có tạo nên nhiều thành quả có lợi cho mỗi gia đình như đảm bảo lượng lương thực cần thiết, từ đó cải thiện tình trạng dinh dưỡng, sức khỏe và phúc lợi cho trẻ em.

Nhận thấy tầm quan trọng của phụ nữ và trẻ em gái, chủ đề của Ngày Quốc tế phụ nữ (8/3/2018) sẽ là: “Đây chính là thời điểm các nhà hoạt động xã hội ở thành thị và nông thôn thay đổi cuộc sống của phụ nữ”. Năm nay, ngày quốc tế phụ nữ sẽ thực hiện một chiến dịch toàn cầu chưa từng có về thúc đẩy quyền bình đẳng, công lý cho phụ nữ, nhất là khi tệ nạn quấy rối tình dục, bạo lực và phân biệt đối xử đang trở thành mối quan tâm lớn của cộng đồng quốc tế.

Mọi cá nhân trên thế giới đang hành động cho một tương lai bình đẳng hơn và ngày quốc tế phụ nữ 2018 là cơ hội tốt để biến động lực thành hành động.

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ UN News, UN Escap & UN Women)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống

Trong khuôn khổ chương trình thúc đẩy phát triển sản phẩm truyền thống địa phương thuộc đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) Thừa Thiên Huế vừa tổ chức cho các doanh nghiệp (DN) phát triển thị trường tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam và Quảng Ngãi.

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống
Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển

Với nhiều hoạt động, giải pháp thiết thực, hoạt động đối ngoại của Thừa Thiên Huế góp phần quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh địa phương, phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), củng cố quốc phòng - an ninh và nâng cao vị thế, hình ảnh Cố đô Huế trên trường quốc tế.

Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển
Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững

Các dự án (DA) nâng cấp hậu cần nghề cá, chỉnh trị cửa biển đã và đang triển khai góp phần quan trọng vào giảm thiểu bồi lắng, xâm thực cửa biển, đảm bảo giao thông đường thủy, nâng cao hiệu suất khai thác của cảng cá và khu neo đậu, tránh trú bão ở các địa phương.

Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững
Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam

Dừng bước ở tứ kết trước U23 Iraq với tỷ số sít sao 0-1, U23 Việt Nam phần nào cho thấy những nỗ lực lớn, hoàn thành được mục tiêu tối thiểu trong tình thế khó khăn của bóng đá nước nhà. Các cầu thủ trẻ có tiềm năng phát triển nếu được trọng dụng và tạo điều kiện cọ xát.

Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam
Trao tặng “Mái ấm tình thương” và nhiều phần quà giá trị

Ngày 25/4, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh phối hợp với Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh, Hội LHPN tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trao tặng “Mái ấm tình thương” trong Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương”, hỗ trợ phụ nữ, trẻ em xã Hồng Thượng, huyện A Lưới, tổng trị giá hơn 600 triệu đồng.

Trao tặng “Mái ấm tình thương” và nhiều phần quà giá trị

TIN MỚI

Return to top