|
Mỹ là điểm đến phổ biến nhất đối với người di cư trên thế giới. Ảnh: Marcapolitica |
Trong số các nước châu Á, chỉ có Ấn Độ, Pakistan và Thái Lan nằm trong danh sách top 15 quốc gia tiếp nhận người di cư trong năm 2015. Ấn Độ, quốc gia đông dân thứ 2 trên thế giới đã có 5 triệu người di cư vào năm 2015, trong khi quốc gia có dân số ít hơn là Pakistan và Thái Lan tiếp nhận 4 triệu người di cư tại mỗi nước.
Trong năm 2000, số người di cư ở Mỹ đạt 35 triệu người, trong khi vào năm 2015, con số này tăng lên đến 47 triệu người, theo dữ liệu của Tổ chức Di trú Quốc tế.
Ngay sau Mỹ là Nga, đất nước có số lượng người di cư lớn thứ 2 trên thế giới (12 triệu người) trong năm 2000, tiếp đó là Đức (9 triệu người), Ấn Độ (6 triệu USD người) và Pháp (6 triệu người).
Các nước khác trong danh sách bao gồm Ukraine (6 triệu người), Canada (6 triệu người), Saudi Arabia (5 triệu người), Anh (5 triệu người). Australia và Pakistan tiếp nhận 4 triệu người di cư/nước, trong khi Kazakhstan, Iran và Trung Quốc là nơi sinh sống của 3 triệu người di cư/nước vào năm 2000. Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất có 2 triệu người di cư trong cùng năm, số liệu của LHQ cho biết thêm.
Việc xác định chính xác ai là “người di cư" là điều khó khăn. Tuy nhiên, theo Đại học Oxford, người di cư có thể được xác định bằng việc họ sinh ra ở nước ngoài, bằng quốc tịch nước ngoài, hay bằng việc họ di chuyển vào một đất nước mới để sinh sống tạm thời hoặc dài hạn.
Năm 2015, Đức và Nga đã tiếp nhận 12 triệu người di cư ở mỗi nước, sau đó là Saudi Arabia với 10 triệu người di cư. Tại châu Âu, Pháp (8 triệu người), Tây Ban Nha (6 triệu người) và Italy (6 triệu người) trở thành những quốc gia phổ biến đối với người dân di cư. Trong số các quốc gia ngoài châu Âu, Canada tiếp nhận 8 triệu người và Australia tiếp nhận 7 triệu người di cư.
Lê Thảo (Lược dịch từ ANN)