ClockThứ Sáu, 17/08/2018 13:19

Sau sập cầu tại Italy, nhiều nước châu Âu lên kế hoạch gia cố cầu

Sau vụ sập cầu tại thành phố Genoa của Italy, làm ít nhất 39 người thiệt mạng, nhiều quốc gia châu Âu lên kế hoạch gia cố, sữa chữa cây cầu lâu năm.

Nạn nhân vụ sập cầu ở Italia tăng cao, nguy cơ được cảnh báo từ trướcSập cầu vượt tại Ấn Độ: Ít nhất 18 người thiệt mạng, hàng chục người mắc kẹt

Một nhóm chuyên gia về cầu ở các đường cao tốc tại khu vực Nam Hesse thuộc bang Hesse của Đức đã có chuyến đi thị sát, xem xét lại cấu trúc của các cây cầu. Người đứng đầu nhóm Giám sát xây dựng Marco Schimidt cho biết, nhiều cây cầu trên khắp nước Đức cần được bảo trì và phục hồi do lưu lượng giao thông ngày càng lớn, tạo áp lực tải trọng lên các cây cầu đã được xây dựng từ lâu.

Hiện trường vụ sập cầu kinh hoàng tại Italy. Ảnh: Reuter
 
Phát biểu khi đang xem xét cấu trúc cây cầu Salzbach, ông Marco Schimidt cho biết: “Khi tính áp lực cho cây cầu này chỉ tương đương khoảng 20.000 - 25.000 phương tiện đi qua một ngày. Tuy nhiên, áp lực bây giờ khác nhiều và cây cầu cũng được tính toán với các phương tiện vận tải nhẹ hơn nhiều. Giờ lưu lượng giao thông lớn hơn, với mật độ lến đến 80.000 hay 90.000 phương tiện, trong khi lượng xe hạng nặng cũng tăng lên 10%.  Điều này đang tạo nên một sức ép lớn đối với các cây cầu”.

Sau khi đi thị sát, người phụ trách vấn đề giao thông và kinh tế của Nam Tarek Al Wazir cũng cho rằng, cần phải có sự phục hồi và bảo trì các cây cầu một cách khẩn cấp.

Chính phủ Bungary hôm qua cũng đã chỉ thị cơ quan chức năng gia cố, sửa chữa hơn 200 cây cầu ở nước này để phòng ngừa sự cố tương tự như vừa xảy ra ở Italy. Phần lớn các cây cầu trong kế hoạch tu sửa được xây dựng từ cách đây 35-40 năm và đã bị xuống cấp nghiêm trọng./.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

2/3 nguồn cung nước của châu Âu bị ô nhiễm hóa chất

Theo báo cáo mới của Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA), chỉ 1/3 các vùng mặt nước của châu Âu có chất lượng tốt, trong khi nhiều sông, hồ và vùng nước ven biển của khu vực này “bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi hóa chất”. Ô nhiễm không khí từ các nhà máy điện than và thuốc trừ sâu từ nông nghiệp được xem là hai trong số những “thủ phạm chính”.

2 3 nguồn cung nước của châu Âu bị ô nhiễm hóa chất
Châu Âu cần nâng cao vai trò trong quan hệ EU - ASEAN

Cuộc khảo sát tâm lý kinh doanh mới nhất của Liên minh châu Âu - ASEAN chỉ ra rằng 59% doanh nghiệp châu Âu cảm thấy EU không đóng góp vào việc hỗ trợ lợi ích của họ ở Đông Nam Á, đánh dấu mức độ không hài lòng cao nhất kể từ khi khảo sát được thực hiện vào năm 2015.

Châu Âu cần nâng cao vai trò trong quan hệ EU - ASEAN
Châu Âu lo ngại về sự suy thoái

Châu Âu đang ngày càng gần với suy thoái khi các nền kinh tế lớn nhất gồm Đức và Pháp đang phải vật lộn với những khó khăn cả về chính trị và kinh tế trong nước.

Châu Âu lo ngại về sự suy thoái
Italy chật vật ứng phó với dịch tả lợn

Ông Alberto Cavagnini - chủ một trang trại chăn nuôi lợn ở Italy đã phải tiêu hủy hơn 1.600 con lợn của mình do dịch tả lợn, một loại virus đe dọa ngành công nghiệp thịt lợn trị giá 20 tỷ euro của Italy, bao gồm cả món thịt lợn muối sấy khô (prosciutto) nổi tiếng thế giới của nước này.

Italy chật vật ứng phó với dịch tả lợn
Return to top