Singapore là quốc gia tốt nhất để bắt đầu kinh doanh tại châu Á. Ảnh: SME Portal
Trong khu vực châu Á, đảo quốc sư tử cũng đứng đầu danh sách về hạng mục này, xếp ngay sau Singapore là Hàn Quốc.
Chứng kiến kinh tế phát triển nhanh chóng và đạt mức tăng trưởng rõ rệt, Malaysia cũng cải thiện thứ hạng trong bảng xếp hạng của mình khi trở thành quốc gia tốt thứ ba để kinh doanh tại châu Á, cùng lúc đứng thứ 15 trên toàn cầu.
Với nền kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào xuất khẩu, Thái Lan cũng được gọi tên trong top 4 quốc gia hàng đầu tại châu Á về khả năng kinh doanh. Trên trường quốc tế, Thái Lan xếp thứ 27. Nhật Bản – nền kinh tế lớn thứ ba thế giới xếp hạng 5 tại châu Á và 39 trên toàn cầu.
Cũng trong danh sách xếp hạng đưa ra bởi Ngân hàng thế giới (WB), nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, đồng thời cũng nhà nhà xuất khẩu lớn nhất – Trung Quốc cũng chứng kiến sự phát triển kinh tế khá tích cực, hỗ trợ nước này xếp vị thứ 46 trên toàn cầu.
Nhà nước Brunei Darussalam chỉ xếp hạng thứ 55 trên trường quốc tế, chính thức đánh mất danh hiệu là nền kinh tế chứng kiến sự cải thiện tốt nhất trong vòng 3 năm qua.
Theo WB, Việt Nam, Indonesia và Mông Cổ là các quốc gia châu Á trải qua suy thoái kinh tế trong năm nay. Cụ thể, Việt Nam và Indonesia lần lượt xếp hạng 69 và 73, thấp hơn những gì đã đạt được trong một năm trước đó. Mông Cổ cũng tụt 12 bậc và xếp hạng 74 trên toàn cầu về mức độ dễ dàng để kinh doanh.
Là nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới, Ấn Độ đạt được sự phát triển vượt bậc và xếp hạng thứ 77 trên toàn cầu về hạng mục này.
Bên cạnh các quốc gia khác, trong báo cáo xếp hạng Doing Business 2019, Campuchia, Lào, Myanmar và Bangladesh là những quốc gia châu Á xếp hạng thấp nhất khi đề cập đến sự dễ dàng trong việc bắt đầu kinh doanh. Cụ thể, Bangladesh xếp thứ 176, Lào xếp thứ 154 và Campuchia đứng thứ 138. Không đạt được nhiều thay đổi so với năm ngoái, Myanmar vẫn giữ nguyên vị trí khi xếp thứ 171 trên toàn cầu.
Đan Lê (Lược dịch từ ANN News)