ClockThứ Năm, 15/08/2019 15:15

Sốt xuất huyết lan rộng ở ASEAN, Philippines bị ảnh hưởng nặng nề nhất

TTH.VN - Philippines vẫn là quốc gia chịu thiệt hại nặng nề nhất trong số các quốc gia thành viên ASEAN trong đợt bùng phát dịch sốt xuất huyết năm nay, với hơn 720 người tử vong và hơn 167.000 người mắc bệnh tính từ đầu năm đến ngày 27/7 vừa qua.

Dịch sốt xuất huyết tăng mạnh ở Đông Nam ÁSingapore: Số ca mắc sốt xuất huyết tăng gấp 3 lần trong quý I/20191 triệu người có thể mắc bệnh sốt xuất huyết và Zika vào năm 2080ASEAN nâng cao cảnh giác trước dịch sốt xuất huyết

Nhiều bệnh viện ở Philippines phải dựng thêm lều tạm để tăng năng lực điều trị trong bối cảnh số bệnh nhân mắc sốt xuất huyết tăng nhanh chóng. Ảnh: AEC Today

Hôm 13/8, Bộ trưởng Bộ Y tế Philippines Francisco Duque III cho biết số ca tử vong được ghi nhận là dấu hiệu đáng báo động khi tỷ lệ tử vong do sốt xuất huyết ở nước này cao nhất khu vực. Chỉ vòng trong 7 ngày từ 21/7 – 27/7, đã có 12.880 ca sốt xuất huyết mới được báo cáo ở Philippines. Trong bối cảnh đó, cơ quan y tế Philippines vào ngày 6/8 đã tuyên bố đại dịch sốt xuất huyết cấp quốc gia khi số ca mắc bệnh mới tiếp tục lập kỷ lục.

Tuyên bố này cho phép các đơn vị chính quyền địa phương (LGU) tiếp cận các Quỹ phản ứng nhanh đặc biệt khi số bệnh nhân mới nhanh chóng áp đảo một hệ thống y tế đang phải vật lộn để đối phó với sự bùng phát của dịch sởi. Hơn 35.000 trường hợp mắc sởi đã được ghi nhận tại Philippines trong năm nay, trong đó có gần 500 trường hợp tử vong.

Để tăng khả năng điều trị, một số bệnh viện đã dựng lều cho các bệnh nhân trong khuôn viên bệnh viện, trong khi việc nhiều bệnh nhân phải nằm chung giường cũng là tình trạng rất phổ biến. Hội Chữ thập đỏ Philippines (PRC) cũng đã lắp đặt các lều y tế khẩn cấp để hỗ trợ các bệnh viện trong việc quản lý số lượng khổng lồ các bệnh nhân sốt xuất huyết.

DOH cho biết tuần trước rằng, họ dự kiến ​​số ca mắc sốt xuất huyết sẽ tiếp tục tăng cho đến tháng 10 do mùa mưa vẫn đang diễn ra.

Sốt xuất huyết gia tăng trên khắp ASEAN

Tại Việt Nam, Bộ Y tế đã kêu gọi các đơn vị chính quyền địa phương trên toàn quốc tăng cường các chương trình diệt trừ nơi sinh sản của muỗi. Số liệu được ghi nhận ở Việt Nam cho thấy đã có hơn 115.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết và 12 trường hợp tử vong ở nước này trong khoảng thời gian từ ngày 1/1 – 7/8, gần gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Tại Malaysia, số ca mắc sốt xuất huyết tính từ đầu năm nay đến ngày 3/8 cũng đã tăng gần gấp đôi, với 80.000 trường hợp được xác nhận mắc sốt xuất huyết và 113 trường hợp tử vong, so với 42.496 ca mắc bệnh và 70 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết trong cùng kỳ năm ngoái. Trong vài tháng mùa mưa còn lại, các cơ quan chức năng lo ngại rằng số ca mắc bệnh có thể vượt quá con số 120.836 ca nhiễm và 336 trường hợp tử vong được ghi nhận trong năm 2015 - khi nước này trải qua đợt dịch sốt xuất huyết tồi tệ nhất trong lịch sử.

Các cơ quan y tế ở Indonesia cũng chứng kiến ​​sự gia tăng số ca nhiễm sốt xuất huyết trong năm nay với 176 trường hợp tử vong và hơn 16.700 trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận, trong khi tại Thái Lan, số ca mắc bệnh dịch này được ghi nhận đã tăng hơn gấp đôi so với trung bình của 5 năm vừa qua. Cụ thể, nước này có 64 người chết vì sốt xuất huyết từ ngày 1/1 đến ngày 21/7, với hơn 50.000 ca nhiễm bệnh, Bộ Y tế Cộng đồng Thái Lan (MOPH) cho biết. Trong báo cáo mới nhất, dự báo có tới 130.000 ca nhiễm bệnh trong năm nay, trong đó việc không kiểm soát được ấu trùng muỗi được cho là nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng nghiêm trọng tình trạng dịch bệnh này.

Tại Campuchia, Bộ Y tế đã ghi nhận 21.130 trường hợp mắc sốt xuất huyết từ đầu năm đến ngày 1/8, với 33 trường hợp tử vong được xác nhận.

Trong khí đó, Bộ trưởng Bộ Y tế Campuchia Mam Bunheng cho biết tỷ lệ nhiễm sốt xuất huyết ở nước này đã giảm nhẹ trong vài tuần qua với 3.933 trường hợp được ghi nhận trong tuần thứ 3 của tháng 7 so với 4.769 ca của một tuần trước đó.

Cho đến nay, bệnh sốt xuất huyết ở Lào đã cướp đi 34 sinh mạng trong năm nay với 15.559 trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận, nhiều hơn gấp đôi so với 6.446 trường hợp được ghi nhận vào năm 2018. Tại Myanmar, 12 người được xác nhận đã chết vì sốt xuất huyết trong nửa đầu năm nay với hơn 3.144 trường hợp mắc bệnh.

Tại Singapore, nơi các chương trình nâng cao nhận thức về muỗi rất được chú trọng, đến nay đã có 9 người chết vì sốt xuất huyết với 9.135 ca nhiễm bệnh được ghi nhận tính từ đầu năm đến ngày 2/8; số lượng ca bệnh tăng gấp 5 lần trong năm 2018.

Phạt tiền nếu không đảm bảo môi trường sống

Bên cạnh việc kiểm soát ấu trùng muỗi lỏng lẻo được cho là nguyên nhân làm gia tăng tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết trong năm nay, Cơ quan Môi trường Quốc gia Singapore (NEA) nói rằng trong 6 tháng đầu năm 2019, họ đã ban hành 1.200 vụ cưỡng chế đối với khoảng 8.200 ngôi nhà vì không giữ môi trường sống đảm bảo không có chỗ cho muỗi sinh sôi nảy nở.

Thất bại trong việc loại bỏ môi trường sống phù hợp với muỗi có thể khiến chủ nhà ở Singapore bị phạt từ 200 đô la Singapore trở lên. Năm ngoái, khoảng 4.700 hộ gia đình đã bị phạt vì không đảm bảo được nơi ở của mình không có khu vực nuôi muỗi.

Các nhà chức trách trên khắp khu vực đã đẩy mạnh các hoạt động nhằm phá vỡ chu kỳ sinh sản của muỗi Aedes aegypti – loại muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết, đồng thời kêu gọi công chúng cũng làm điều tương tự.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính rằng khoảng 2,5 tỷ người có nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết trên toàn thế giới, với 70% ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nơi sự ấm lên toàn cầu đang làm ​​sự gia tăng các bệnh truyền qua vector. Tuy nhiên đến nay, việc phát triển một loại vaccine hiệu quả để chữa sốt xuất huyết vẫn là một nhiệm vụ khó khăn mà chưa đơn vị nào thực hiện được. 

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ AEC Today)   

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai

Trong một phân tích của Morgan Stanley, các thị trường mới nổi như Ấn Độ đang trên đà thúc đẩy tăng trưởng của châu Á, khi ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc dần suy giảm. Đáng chú ý, Ấn Độ cùng với các nền kinh tế Đông Nam Á, như Indonesia, Philippines và Malaysia được dự báo sẽ dẫn đầu tăng trưởng của khu vực.

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai
PMI:
Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng

Tổ chức S&P Global ngày hôm nay (4/11) công bố Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) toàn phần ngành sản xuất Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Trong đó, ngành sản xuất ASEAN vào tháng 10/2024 đã ghi nhận sự cải thiện bền vững, mặc dù một lần nữa chỉ là mức cải thiện nhẹ.

Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng
Return to top