ClockThứ Năm, 23/05/2019 20:23

Thế giới khó có thể đạt được mục tiêu năng lượng toàn cầu vào năm 2030

TTH - Báo cáo mới nhất của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) cho biết, bất chấp những tiến bộ vượt bậc trong những năm gần đây, thế giới vẫn đang thụt lùi trong tiến trình đạt được mục tiêu năng lượng toàn cầu đề cập trong các Mục tiêu phát triển bền vững (SDG) của Liên Hiệp quốc đưa ra đến năm 2030.

Đầu tư năng lượng toàn cầu ổn định sau 3 năm sụt giảm

Mặc dù đảm bảo nguồn năng lượng giá cả phải chăng, đáng tin cậy, bền vững và hiện đại vào năm 2030 vẫn có thể đạt được, song điều này đòi hỏi chuỗi các nỗ lực bền vững hơn của thế giới.

Thế giới cần nỗ lực hơn nữa để đạt được mục tiêu năng lượng toàn cầu. Ảnh: IEA

Đồng quan điểm, nhiều tổ chức quốc tế khác như Cơ quan Năng lượng tái tạo quốc tế (IRENA), Cơ quan Thống kê Liên Hiệp quốc (UNSD), Ngân hàng thế giới (WB) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhất trí mọi nỗ lực cần được tập trung ưu tiên triển khai tiếp cận những khu vực có dân số nghèo nhất thế giới và cải thiện tính bền vững của năng lượng.

Khi tiếp cận năng lượng trong những năm gần đây, những tiến bộ đáng chú ý có thể kể đến là số người sống không có điện trên toàn thế giới đã chứng kiến mức giảm từ 1,2 tỷ người trong năm 2010 và 1 tỷ người trong năm 2016 xuống còn 840 triệu người hiện nay. Kể từ năm 2010, Ấn Độ, Bangladesh, Kenya và Myanmar là những quốc gia tiến bộ nhiều nhất. Tuy nhiên, nếu những hành động này không thể duy trì và tăng cường nhiều hơn, 650 triệu người vẫn sẽ không thể tiếp cận điện vào năm 2030. Trong đó, cứ 10 người sẽ có 9 người sống trong khu vực châu Phi – Cận Sahara.

Theo dõi SDG 7, báo cáo về tiến độ năng lượng cũng cho thấy nhiều nỗ lực tích cực đã được triển khai để phát triển công nghệ năng lượng tái tạo nhằm phát điện tốt hơn và cải thiện hiệu quả năng lượng trên toàn cầu. Song cùng lúc, việc tiếp cận các giải pháp nấu ăn với năng lượng sạch và sử dụng năng lượng tái tạo trong sản xuất và vận tải vẫn tụt lại rất xa so với mục tiêu đã đề ra.

Được biết, năng lượng tái tạo chiếm 17,5% tổng mức tiêu thụ năng lượng toàn cầu trong năm 2016, tăng cao hơn so với mức 16,6% của năm 2010. Cho đến nay, năng lượng tái tạo vẫn đã và đang được sử dụng ngày càng nhiều hơn trong sản xuất điện. Nhưng tiêu thụ điện nhiệt và sử dụng năng lượng này cho vận tải lại giảm khá nhiều. Bởi vậy, các chuyên gia nhận định cần tăng mức năng lượng tái tạo để các hệ thống năng lượng sẽ trở nên hợp lý hơn, đáng tin cậy hơn, bền vững hơn...

Một khi năng lượng tái tạo trở thành xu hướng chủ đạo, các chính sách đề ra cần bao gồm việc tích hợp năng lượng tái tạo vào hệ thống năng lượng rộng lớn, cũng như đề ra kế hoạch cụ thể về các tác động của năng lượng tái tạo đến đời sống kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia.

Có thể nói, nhờ những nỗ lực phối hợp chính sách ở các nền kinh tế lớn, hiệu quả cải thiện năng lượng đã và đang ngày càng bền vững hơn trong những năm gần đây. Tuy nhiên, tốc độ cải thiện cường độ năng lượng sơ cấp toàn cầu vẫn khá chậm, đặc biệt trong giai đoạn 2017 – 2018. Vì vậy, tăng cường các chính sách hiệu quả năng lượng là bắt buộc, cộng thêm thúc đẩy cơ chế thị trường và cung cấp thông tin chất lượng về hiệu quả năng lượng... sẽ là những biện pháp chính để hỗ trợ đạt được mục tiêu chung của toàn cầu.

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ Devdiscourse)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cần nỗ lực chung toàn cầu để xây dựng tương lai số

Phát biểu tại Hội nghị cấp cao Internet thế giới 2024 (WIC) diễn ra tại thị trấn cổ Ô Trấn (Wuzhen, Trung Quốc), Phó Thủ tướng Trung Quốc Đinh Tiết Tường nhấn mạnh: Cộng đồng quốc tế phải cùng nhau giải quyết các vấn đề như khoảng cách số và tình hình an ninh mạng nghiêm trọng, đồng thời xây dựng một tương lai số tốt đẹp hơn.

Cần nỗ lực chung toàn cầu để xây dựng tương lai số
Y tế kỹ thuật cao: Tạo đà bứt phá, vươn tầm.

Năm 2023, Bệnh viện Trung ương Huế là đơn vị tiêu biểu xuất sắc trong các đơn vị y tế của cả nước về phát triển các kỹ thuật cao: Ghép tạng, ghép tế bào gốc tạo máu tự thân, lĩnh vực ung thư, đột quỵ, tim mạch...

Y tế kỹ thuật cao Tạo đà bứt phá, vươn tầm
HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G20:
Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu

Tại thành phố Rio de Janeiro (Brazil), từ ngày 18 - 19/11, các nhà lãnh đạo sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), với chủ đề “Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững”, nhằm giải quyết một loạt vấn đề từ đói nghèo đến cải cách các thể chế toàn cầu.

Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu
Có một thế giới truyện ngắn Trần Băng Khuê

Đọc Trần Băng Khuê, tôi không có cảm giác đang chạm vào một cấu trúc hư cấu kiểu mẫu, mà đang mò mẫm bước qua từng không gian luôn khép kín, chỉ có một cánh cửa để mở vào một không gian khác và cứ thế dẫm lên những siêu hiện thực không ngừng được bày ra.

Có một thế giới truyện ngắn Trần Băng Khuê
Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới

Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP29) tổ chức tại Baku (Azerbaijan) từ ngày 11 - 22/11 đưa tính cấp thiết của việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu trở lại chương trình nghị sự quốc tế.

Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới

TIN MỚI

hệ thống điện mặt lượng mặt trời
Return to top