ClockThứ Hai, 02/05/2016 14:10

Thời tiết khắc nghiệt ở châu Á đe dọa an ninh lương thực toàn cầu

TTH.VN - Gần một thập kỷ sau khi cuộc khủng hoảng giá lương thực toàn cầu tạo nên cú sốc trên toàn thế giới, các nhà sản xuất gạo hàng đầu châu Á đang hứng chịu một đợt hạn hán nghiêm trọng, làm sụt giảm sản lượng và có nguy cơ khiến giá lương thực leo thang.

Thái Lan trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giớiThời tiết diễn biến phức tạp hơn trong năm nayKhoảng 60 triệu người trên khắp thế giới chịu ảnh hưởng của El Nino

Thời tiết khắc nghiệt ảnh hưởng lớn đến sản lượng gạo của khu vực châu Á. Ảnh: Reuters

Sản lượng gạo thế giới dự kiến giảm lần đầu tiên trong năm nay kể từ năm 2010, khi hiện tượng thời tiết El Nino làm ảnh hưởng các vựa lúa của châu Á.

Thời tiết nhiệt độ cao đang càn quét các nước xuất khẩu gạo hàng đầu là Thái Lan và Ấn Độ. Trong khi đó, nhiều dải đất nông nghiệp ở Việt Nam, nhà cung cấp gạo lớn thứ 3 thế giới cũng đang trong tình trạng nứt nẻ.

Được biết, cả 3 quốc gia nói trên chiếm hơn 60% thương mại gạo toàn cầu, với khoảng 43 triệu tấn gạo.

"Hiện tại, chúng tôi chưa nhìn thấy tác động giá lớn do thời tiết nóng và khô, bởi vì chúng tôi vẫn còn một số lượng gạo thặng dư đáng kể ở Ấn Độ và Thái Lan. Nhưng nó không thể kéo dài mãi mãi", ông James Fell, một nhà kinh tế tại Hội đồng Ngũ cốc Quốc tế (IGC) cho hay.

Gạo tồn kho ở 3 nhà xuất khẩu hàng đầu ước tính giảm khoảng 1/3 vào cuối năm 2016 xuống còn 19 triệu tấn, mức giảm lớn nhất kể từ năm 2003, theo tính toán của Reuters dựa trên dữ liệu của Bộ Nông nghiệp Mỹ.

Bất kỳ sự gián đoạn nào từ các nguồn cung cấp lớn cũng có thể gây ra những tác động cực kỳ nhạy cảm. Hồi năm 2008, sản lượng gạo châu Á đạt mức thấp do hiện tượng El Nino khiến Ấn Độ cấm xuất khẩu, làm giá gạo toàn cầu tăng vọt và gây ra cuộc bạo động lương thực ở Haiti, cũng như tình hình bất ổn của các nhà nhập khẩu lớn điển hình là Philippines.

Manila vào cùng thời điểm đã ra lệnh cho quân đội giám sát hoạt động bán gạo trợ cấp và yêu cầu các chuỗi thức ăn nhanh chỉ phục vụ một nửa phần ăn, đồng thời thúc giục Việt Nam và những nước khác bán cho nước này nhiều gạo hơn.

Thế giới đã phải chịu một loạt các cuộc khủng hoảng lương thực trong thập kỷ qua liên quan đến thời tiết diễn biến bất lợi.

Lê Thảo (Lược dịch từ Reuters & Newsjs)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lượng khách du lịch đến châu Á dự kiến​​ trở lại mức trước đại dịch vào năm 2025

Năm 2025, lượng khách du lịch đến châu Á được dự kiến ​​sẽ phục hồi về mức trước đại dịch COVID-19, và tăng 4,7% so với năm 2019, Tạp chí The Business Times ngày 16/12 trích dẫn báo cáo mới nhất của Hãng nghiên cứu thị trường BMI Research, một đơn vị thuộc hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch Solutions cho hay.

Lượng khách du lịch đến châu Á dự kiến​​ trở lại mức trước đại dịch vào năm 2025
IMF: Các nền kinh tế châu Á “đủ sức chống chịu với biến động”

Các nhà kinh tế từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng, các nền kinh tế châu Á đủ sức chống chịu với biến động và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc vượt qua các thách thức một cách bình tĩnh, trong bối cảnh khu vực này đang phải đối mặt với nhiều rủi ro nội bộ khác nhau bên cạnh việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ quay trở lại Nhà Trắng.

IMF Các nền kinh tế châu Á “đủ sức chống chịu với biến động”

TIN MỚI

Return to top