ClockThứ Sáu, 23/08/2019 10:58

Thủ tướng Anh gặp Tổng thống Pháp trao đổi về Brexit

Hai ngày trước khi diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7), Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã tiếp đón tân Thủ tướng Anh Boris Johnson tại điện Élysées và trao đổi vấn đề Anh rời liên minh châu Âu (Brexit).

Tổng thống Trump nhắc lại lời kêu gọi Nga tái nhập G7Pháp triển khai biện pháp an ninh “chưa từng có” trước thềm hội nghị thượng đỉnh G7Tổng thống Pháp đón Tổng thống Nga ngay trước thềm G7Pháp và Nga sẽ ký thoả thuận xích lại gần nhauTổng thống Nga sẽ thăm Pháp trước thềm hội nghị G7

Thủ tướng Anh gặp Tổng thống Pháp trao đổi về Brexit. Ảnh: France24

Cuộc gặp giữa Tổng thống Pháp và Thủ tướng Anh diễn ra chỉ hai ngày trước Hội nghị thượng đỉnh G7 được tổ chức tại Pháp, và gần hai tháng trước thời điểm ấn định Anh sẽ rời EU. Phát biểu trong một cuộc họp báo sau đó, Tổng thống Pháp nhấn mạnh: "Tôi muốn nói với nước Anh với tư cách là người bạn và đồng minh, rằng vận mệnh của nước Anh, cách mà nước Anh rời EU cũng như việc xác định quan hệ tương lai với EU sẽ do họ tự quyết định. Còn đối với EU, chúng tôi đang chủ động chuẩn bị cho mọi kịch bản, nhất là kịch bản Brexit diễn ra mà không có thỏa thuận vào ngày 31/10 sắp tới. Đó không phải là lựa chọn của EU nhưng đó là trách nhiệm chung của chúng tôi đối với người dân, lãnh thổ và doanh nghiệp của chúng tôi".

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tỏ ra thận trọng về tương lai Brexit nhưng cũng tuyên bố tin tưởng Anh và 27 quốc gia thành viên EU sẽ tìm được giải pháp trong vòng 30 ngày tới. Ông Macron cũng cho rằng, tương lai của nước Anh chỉ có thể tồn tại trong châu Âu. Tuyên bố của ông Macron thể hiện sự nhất quán trong quan điểm của EU đối với Anh khi trước đó, Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng đã bày tỏ quan điểm tương tự trong cuộc tiếp đón ông Boris Johnson hôm 21/8.

Về phần mình, Thủ tướng Anh Boris Johnson tái khẳng định, nước Anh sẽ rời EU vào ngày 31/10, bất kể là có đạt được thỏa thuận với EU hay không. Tuy nhiên, ông Boris Johnson cũng bày tỏ tin tưởng hai bên sẽ đạt được một thỏa thuận phù hợp.

Cuộc gặp với Tổng thống Pháp là chặng thứ hai trong chuyến công du của tân Thủ tướng Anh tới các nước châu Âu tháo gỡ bế tắc cho thỏa thuận Brexit trước thời điểm Anh rời EU, đặc biệt là vấn đề biên giới giữa vùng lãnh thổ Bắc Ireland thuộc Anh và Cộng hòa Ireland thuộc EU thời kỳ hậu Brexit. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, các bên vẫn chưa tìm được tiếng nói khi EU kiên quyết không đàm phán lại thỏa thuận đã đạt được với chính phủ Anh thời bà Theresa May.

Nếu như trong các cuộc gặp với cựu Thủ tướng Anh Theresa May, Tổng thống Pháp luôn phản đối việc đàm phán lại thỏa thuận giữa Anh và EU, thì dưới thời Thủ tướng Boris Johnson, ông Macron đã dần thừa nhận kịch bản Brexit diễn ra mà không có thỏa thuận là dễ xảy ra nhất. Trong trường hợp này, theo Tổng thống Pháp, trách nhiệm hoàn toàn thuộc về nước Anh.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyến thăm Pháp của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm:
Dấu mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam, Pháp

Theo đặc phái viên TTXVN, ngày 7/10 theo giờ địa phương, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời sân bay Orly, thủ đô Paris lên đường về nước kết thúc tốt đẹp các hoạt động trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 và thăm chính thức Cộng hòa Pháp từ ngày 3/10 -7/10/20024, theo lời mời của Tổng thống Cộng hòa Pháp Emmanuel Macron.

Dấu mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam, Pháp
Đại sứ Đinh Toàn Thắng: Nhiều dư địa làm sâu sắc hơn quan hệ Việt Nam - Pháp

Nhân chuyến tham dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 và thăm chính thức của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tới CH Pháp trong các ngày 4 - 7/10/2024, phóng viên TTXVN tại Paris đã phỏng vấn Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng về quan hệ hợp tác giữa hai nước. Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn:

Đại sứ Đinh Toàn Thắng Nhiều dư địa làm sâu sắc hơn quan hệ Việt Nam - Pháp
Điểm lại các kế hoạch hoà bình cho xung đột Nga – Ukraine

Khi phiên họp thường niên của Đại hội đồng Liên hợp quốc (UNGA) sắp kết thúc vào tuần trước, Trung Quốc và Brazil đã tổ chức một cuộc họp bên lề với sự tham dự của 17 thành viên. Mục đích của cuộc họp kín ngày 27/9 là tập hợp sự ủng hộ cho kế hoạch hòa bình về xung đột Ukraine.

Điểm lại các kế hoạch hoà bình cho xung đột Nga – Ukraine
Return to top