ClockThứ Tư, 29/11/2017 15:15

Thuốc giả bán tràn lan ở các nước đang phát triển

TTH.VN - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, cứ 1 trong 10 loại thuốc ở các nước đang phát triển là giả mạo, từ các loại thuốc điều trị ung thư đến các thuốc tránh thai.

Theo ước tính của WHO, các sản phẩm y tế giả mạo và thuốc kém chất lượng chiếm tới 10% thị trường dược phẩm ở các nước đang phát triển.

Cơ quan của LHQ tại Geneva nói rằng, các sản phẩm không có giấy phép hoặc không đạt tiêu chuẩn phổ biến nhất là thuốc chống sốt rét và kháng sinh, nhưng vấn đề này ảnh hưởng đến tất cả mọi phương diện từ điều trị ung thư đến việc tránh thai.

Hàng vạn trẻ em bị cho là tử vong mỗi năm do sử dụng các sản phẩm thuốc giả và kém chất lượng. Ảnh: Pixabay

Con số ước tính 10% đó dựa trên hơn 100 bài báo nghiên cứu về chất lượng y tế ở 88 nước đang phát triển, với 48.000 mẫu thuốc.

“Điều này là không thể chấp nhận”, Tổng giám đốc WHO, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, nói về những phát hiện này, và kêu gọi các nỗ lực hợp tác quốc tế chống lại nạn buôn người và buôn bán các sản phẩm như vậy.

Thuốc kém chất lượng không chỉ gây ra bệnh tật và tử vong mà còn góp phần làm tăng vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh.

WHO bắt đầu thu thập các báo cáo của chính phủ về các sản phẩm thuốc giả và kém chất lượng này từ năm 2013.

Kể từ đó, cơ quan này đã thu thập được 1.500 báo cáo về các trường hợp thuốc giả hoặc thuốc chất lượng kém, 42%  từ vùng hạ Sahara Châu Phi, 21% từ châu Mỹ và 21% từ châu Âu.

Theo tính toán của các nhà nghiên cứu của Đại học Edinburgh, có ít nhất 72.000 trẻ em được ước tính tử vong hàng năm bị viêm phổi do phải sử dụng các thuốc kháng sinh không đạt tiêu chuẩn và giả mạo.

Theo một nghiên cứu độc lập của Trường Vệ sinh và Y học Nhiệt đới London, ước tính có thể có đến 116.000 ca tử vong do sốt rét hàng năm do sử dụng các thuốc chống sốt rét kém chất lượng ở các quốc gia vùng hạ Sahara.

Thế Vĩnh (lược dịch từ News.au.com)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển các dịch vụ nông thôn thông minh

Trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, việc áp dụng công nghệ trong dịch vụ nông thôn giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng cuộc sống của người dân, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững và hiện đại hóa khu vực này. Để làm được điều này, mô hình xã nông thôn mới thông minh là lựa chọn tối ưu.

Phát triển các dịch vụ nông thôn thông minh
Phát triển nhà ở xã hội: Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 2: Khó ở đâu, gỡ ở đó

Hiện, số lượng các dự án nhà ở thương mại được đầu tư hàng năm khá lớn, nhưng các dự án nhà ở xã hội (NƠXH) triển khai chỉ đếm trên đầu ngón tay. Vì thế, ngoài hoàn thiện chính sách thuộc thẩm quyền, đồng hành cùng doanh nghiệp (DN) trong thúc đẩy đầu tư NƠXH, việc lãnh đạo, chỉ đạo đa dạng nguồn lực đầu tư NƠXH đã là hiệu lệnh.

Phát triển nhà ở xã hội Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 2 Khó ở đâu, gỡ ở đó
Phát triển nhà ở xã hội: Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 1: Giải bài toán về nhu cầu

Các cơ quan, ban ngành liên quan cần phát huy vai trò, trách nhiệm người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phát triển nhà ở xã hội (NƠXH) là yêu cầu của Ban Bí thư tại Chỉ thị 34 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát triển NƠXH trong tình hình mới (Chỉ thị 34). Thừa Thiên Huế đã có nhiều giải pháp phát huy hiệu quả của Chỉ thị này nhằm thực hiện đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ NƠXH cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”. Hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2030, Thừa Thiên Huế đầu tư 7.700 căn hộ.

Phát triển nhà ở xã hội Ý Đảng thỏa lòng dân - Bài 1 Giải bài toán về nhu cầu
Return to top