ClockThứ Năm, 18/01/2018 06:50

Tình hữu nghị và hợp tác là chìa khóa dẫn đến tăng trưởng kinh tế ở Châu Á

TTH.VN - Theo chủ tịch Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), chìa khóa cho tăng trưởng kinh tế của khu vực này vào năm 2018 sẽ là tình hữu nghĩ và mối quan hệ hợp tác bền chặt giữa các nước.

ADB: Châu Á đang tăng trưởng “rất đáng khích lệ”TP.HCM xếp thứ 2 châu Á về tăng trưởng nhanhChâu Á đang phải trả giá vì những phát thải do phương TâyAnh sẽ đóng vai trò lớn hơn ở châu Á sau Brexit10 quốc gia chiếm hơn 95% ca HIV mới ở châu Á -Thái Bình DươngSự đa dạng của châu Á là “tài sản” trong thế giới toàn cầu hoá

Chủ tịch Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) Takehiko Nakao. Ảnh: CNBC

“Có thể sẽ tồn tại những quan điểm khác nhau, nhưng trên hết là phải quản lý và cải thiện hơn nữa tinh thần hợp tác giữa các quốc gia trong khu vực châu Á”, chủ tịch Takehiko Nakao nhấn mạnh.

Được biết, ASEAN đang dần thống nhất và hướng tới thực hiện các chính sách cải cách mang tính thị trường hơn, cùng lúc khu vực Đông Nam Á cũng ghi nhận tốc độ tăng trưởng kinh tế vượt bậc với sự hợp tác ngày càng tăng giữa các quốc gia thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.

Ngoài ra, một lý do chính đằng sau sự thành công trong quá trình tăng trưởng kinh tế châu Á là hội nhập vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Lý giải cho vấn đề này, chủ tịch Nakao cho biết các quốc gia trong khu vực châu Á đã từng xây dựng kinh tế theo mô hình “ngỗng bay”, khi các nước nối đuôi nhau tập trung vào đầu tư. Song tính đến thời điểm hiện tại, khu vực này đã chuyển đổi sang hướng phát triển theo mô hình chia sẻ sản xuất.

Đan Lê (Lược dịch từ CNBC)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số

Đó là chủ đề của hội thảo khoa học quốc tế LSCAC 2024 - Ngôn ngữ, Xã hội, Văn hóa trong bối cảnh châu Á diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại TP. Huế, do Trường cao đẳng Huế phối hợp với Trường đại học Quốc gia Malang (Indonesia), Đại học Hyderabad (Ấn Độ), Đại học Mahasarakham (Thái Lan), Viện Nhân học Văn hoá (Hà Nội) và Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Đông Bắc (Thái Lan) tổ chức.

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số
Châu Á - Thái Bình Dương: Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu

Các chính phủ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần đầu tư vào giáo dục và đào tạo để phát triển toàn diện kiến thức về khí hậu và những kỹ năng xanh cần thiết cho các nền kinh tế carbon thấp, theo Sổ tay Biến đổi khí hậu và giáo dục vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố.

Châu Á - Thái Bình Dương Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu
Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp

Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp và có nhiều chính sách đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), song nhìn nhận từ góc độ bao phủ của chính sách vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu của DN, nhất là DN các tuyến huyện, thị xã.

Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại APEC 2024:
Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa

Trong bài phát biểu bằng văn bản tại Hội nghị thượng đỉnh CEO APEC 2024, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết toàn bộ châu Á - Thái Bình Dương đan xen sâu sắc vào cấu trúc toàn cầu hóa kinh tế và hiện là một cộng đồng phụ thuộc lẫn nhau với những lợi ích chung và tương lai chung.

Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa
Return to top