ClockThứ Sáu, 13/04/2018 20:24

Toàn cầu có thể sẽ phải đối mặt với vấn nạn thiếu nước

TTH - Trong thời gian gần đây, việc thành phố cảng nhộn nhịp của Nam Phi – Cape Town khốn đốn vì thiếu nước đang là một trong những vấn đề quan tâm chính của thế giới. Với tình hình biến đổi khí hậu như hiện nay, các chuyên gia khẳng định đây sẽ không còn mối lo của riêng Cape Town, nhiều khả năng toàn cầu sẽ phải đối mặt với vấn nạn thiếu nước.

Hơn 5 tỷ người có thể sẽ bị thiếu nước vào năm 2050Cape Town: Thiếu nước trầm trọng gây thảm hoạSông băng ở châu Á sụt giảm, hàng triệu người có nguy cơ thiếu nướcLHQ: Hàng tỷ người trên khắp thế giới thiếu nước sạch

Người dân khốn đốn vì thiếu nước. Ảnh: Hindustan Times

Sẽ không khó để nhận ra các thành phố phải trải qua những thời điểm cực kỳ khó khăn, khi 70% thế giới được tạo thành từ nguồn tài nguyên này. Cùng với đó, ước tính chỉ có khoảng 2,5% tổng số nước trên toàn cầu là nước ngọt. Thậm chí sau khi nguồn cung này bị đóng băng, người dân chỉ có thể tiếp cận dễ dàng với khoảng 1% lượng nước sẵn có.

Thức tỉnh

Trả lời phòng vấn của tờ CNBC, Giám đốc chương trình nguồn nước toàn cầu của Viện tài nguyên thế giới (WRI) Betsy Otto cho biết, sự phát triển của một quốc gia thường xuyên đi kèm với hậu quả là cắt giảm nguồn nước sạch. Cụ thể, nhiều bằng chứng khoa học đã chứng minh nạn phá rừng để tiến đến đô thị hóa là nguyên nhân chính làm thay đổi chu trình thuỷ văn ở Amazon.

Có thể nói những khó khăn mà Cape Town đang gặp phải chính là sự cảnh tỉnh cho các nước khác về vấn đề căng thẳng do thiếu nước. Do đó, các quốc gia cần nhanh chóng triển khai kế hoạch hành động để giải quyết các vấn nạn, không chỉ là thiếu nước mà còn là ô nhiễm môi trường, tăng dân số... để đảm bảo quyền lợi cơ bản của người dân.

Trong một dữ kiện khác có liên quan, việc Liên Hiệp Quốc công nhận nước là quyền cơ bản của con người vào năm 2010 đã làm phức tạp vấn đề trộm cắp, buôn lậu nước. Theo Giáo sư Vanda Felbab-Brown thuộc viện Brookings (Mỹ), quyền cơ bản về nước không phải là quyền sử dụng tự do nguồn nước. Mọi người cần ý thức rằng mình phải trả phí để được sử dụng nguồn nước sạch, an toàn. Nhằm giảm thiểu tối đa tình trạng này, chính phủ các nước phải thừa nhận việc áp dụng luật pháp là chưa đủ, các cấp lãnh đạo cần đưa ra những biện pháp hợp lý để quản lý nguồn nước, quản lý nhân dân bền vững, lâu dài.

Kiểm soát nhu cầu

Giảm thiểu sự khan hiếm nước được công nhận là một vấn đề vô cùng khó khăn đối với nhiều quốc gia. Trong đó, các chiến lược, giải pháp khắc phục, cải thiện điều kiện tự nhiên, môi trường thường gặp nhiều khó khăn khi huy động ý kiến ủng hộ. Ngoài ra, đầu tư xây dựng các nguồn cung cấp nước, đập nước, nhà máy lọc nước mới cũng là những kế hoạch tốn kém.

Tuy nhiên, giới chức các nước nên thực hiện một số biện pháp để duy trì chính sách sử dụng nước hiệu quả. Cụ thể, việc sử dụng nước nên được triển khai với hai mức giá. Đối với lượng nước tối thiểu sử dụng cho nhu cầu cơ bản của từng cá nhân, mức giá cần được điều chỉnh thấp nhất (mức giá bảo tồn). Song một khi người dân sử dụng quá lượng nước cho phép, họ sẽ phải trả thêm mức phí bổ sung.

“Một khi triển khai kế hoạch bảo tồn nguồn nước phù hợp, các quốc gia nói riêng và thế giới nói chung sẽ thoát khỏi nguy cơ thiếu nước toàn cầu”, hãng tin CNBC dẫn lời nhận định của các chuyên gia cho hay.

Hạnh Nhi 

(Lược dịch từ CNBC)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lượng khí thải carbon từ cháy rừng toàn cầu tăng 60% trong 20 năm

Tờ Bloomberg ngày hôm nay (18/10) có bài viết cho hay, lượng khí thải carbon dioxide (CO2) từ các vụ cháy rừng đã tăng 60% trên toàn cầu kể từ năm 2001, trong bối cảnh ngày càng có nhiều đám cháy lớn hơn bùng phát ở những khu vực nóng lên nhanh chóng bên ngoài vùng nhiệt đới.

Lượng khí thải carbon từ cháy rừng toàn cầu tăng 60 trong 20 năm
Đông Nam Á:
“Điểm nóng” về trung tâm dữ liệu toàn cầu

Tạp chí The Straits Times ngày 14/10 có bài viết cho hay, các công ty công nghệ lớn nhất thế giới đang đổ xô đến khu vực Đông Nam Á để xây dựng các trung tâm dữ liệu, vào thời điểm mà nhu cầu về cơ sở hạ tầng và sức mạnh tính toán để hỗ trợ công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đang gia tăng nhanh chóng.

“Điểm nóng” về trung tâm dữ liệu toàn cầu
Môi trường trở thành tâm điểm tại các hội nghị thượng đỉnh toàn cầu sắp tới

Sự ấm lên toàn cầu, các loài thực vật và động vật biến mất, đất đai màu mỡ chuyển thành sa mạc, nhựa trong các đại dương, trên đất liền và trong không khí. Đây là những thách thức cấp bách về môi trường sẽ được chú ý trong vài tháng tới, khi Liên hợp quốc (LHQ) tổ chức 4 phiên họp quan trọng nhằm giải quyết các mối đe dọa chính đối với hành tinh.

Môi trường trở thành tâm điểm tại các hội nghị thượng đỉnh toàn cầu sắp tới
Return to top