ClockThứ Sáu, 19/10/2018 15:18

Tokyo là thành phố hấp dẫn nhất châu Á

TTH.VN - Thủ đô Tokyo của Nhật Bản tiếp tục giữ vị trí là thành phố hấp dẫn hàng đầu ở khu vực châu Á và chỉ đứng sau thủ đô London (Anh) và thành phố New York (Mỹ) trong bảng xếp hạng các thành phố hấp dẫn thế giới vừa được công bố.

Phở vào top 20 trải nghiệm ẩm thực tuyệt vời nhất thế giớiChâu Á thống trị bảng xếp hạng các thành phố đắt đỏ nhất thế giớiChâu Á tăng hạng trong danh sách các thành phố đắt đỏ nhấtHà Nội lọt top 3 thành phố làm việc chăm chỉ nhất thế giới

Thủ đô Tokyo của Nhật Bản là thành phố hấp dẫn nhất châu Á và hấp dẫn thứ 3 trên toàn thế giới. Ảnh: Reuters

Tạp chí Nikkei ngày 19/10 trích dẫn đánh giá của Viện Chiến lược Đô thị, Quỹ Mori Memorial của Nhật Bản cho hay, điểm số của Tokyo tăng 14,5 điểm trong năm nay, lên tổng số 1.462 điểm.

Đứng sau Tokyo là Singapore (Singapore) đứng vị trí thứ 5, Seoul (Hàn Quốc) xếp thứ 7, Hồng Kông (Trung Quốc) đứng thứ 9 và Sydney (Australia) đứng ở vị trí thứ 10.

Được biết, điểm số của thành phố Tokyo tăng lên về số giờ làm việc tốt hơn, nhờ cải cách nơi làm việc, cũng như nền kinh tế phục hồi. Tokyo cũng đứng thứ 3 trên toàn thế giới về sức hấp dẫn của thành phố hồi năm ngoái.

Bên cạnh đó, thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc) giảm từ vị trí thứ 13 xuống vị trí thứ 23, trong khi Thượng Hải giảm 11 bậc xuống vị trí thứ 26. Cả hai thành phố của Trung Quốc chứng kiến sự thay đổi trong các chỉ số về môi trường.

Bảng xếp hạng đánh giá 44 thành phố lớn trên toàn cầu theo 70 chỉ số trong 6 lĩnh vực rộng lớn, chẳng hạn như sự đáng sống, môi trường và khả năng tiếp cận.

Thủ đô của Anh tăng 25,3 điểm, đạt tổng điểm 1692,3. Đây là năm thứ 7 liên tiếp London dẫn đầu bảng xếp hạng, bất chấp mối quan ngại về việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) sẽ làm suy yếu sức hút của thành phố này.

Ngoài ra, thành phố New York của Mỹ ở vị trí thứ 2, là nơi cung cấp một môi trường kinh doanh cạnh tranh chào đón những nhà khởi nghiệp, cũng như thuế doanh nghiệp tương đối thấp. Đô thị lớn nhất nước Mỹ đạt 1565,3 điểm, tăng 84 điểm trong vòng một năm.

Lê Thảo (Lược dịch từ Nikkei)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Lượng khách du lịch đến châu Á dự kiến​​ trở lại mức trước đại dịch vào năm 2025

Năm 2025, lượng khách du lịch đến châu Á được dự kiến ​​sẽ phục hồi về mức trước đại dịch COVID-19, và tăng 4,7% so với năm 2019, Tạp chí The Business Times ngày 16/12 trích dẫn báo cáo mới nhất của Hãng nghiên cứu thị trường BMI Research, một đơn vị thuộc hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch Solutions cho hay.

Lượng khách du lịch đến châu Á dự kiến​​ trở lại mức trước đại dịch vào năm 2025
IMF: Các nền kinh tế châu Á “đủ sức chống chịu với biến động”

Các nhà kinh tế từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng, các nền kinh tế châu Á đủ sức chống chịu với biến động và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc vượt qua các thách thức một cách bình tĩnh, trong bối cảnh khu vực này đang phải đối mặt với nhiều rủi ro nội bộ khác nhau bên cạnh việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ quay trở lại Nhà Trắng.

IMF Các nền kinh tế châu Á “đủ sức chống chịu với biến động”
Return to top