ClockThứ Ba, 28/11/2017 08:27

Tổng thống Pháp công du châu Phi: Tiền đề làm mới quan hệ Phi-Âu

Tổng thống Pháp, Emmanuel Macron ngày 27/11 vừa chính thức bắt đầu chuyến công du châu Phi đến 3 nước Burkina Faso, Bờ Biển Ngà và Ghana.

Pháp áp dụng các biện pháp an ninh đặc biệt cho lễ hội CarnavalBầu cử tổng thống Pháp: Ông Hamon sẽ đại diện phe cánh tảTổng thống Pháp François Hollande sẽ không tái tranh cử nhiệm kỳ IIPháp triển khai biện pháp an ninh trấn an khách du lịch châu ÁPháp kêu gọi Anh tiếp nhận 1.500 trẻ vị thành niên ở khu lán trại Jungle

Đối với nước Pháp, châu Phi là một mảnh đất quen thuộc bởi đó là nơi mà trong quá khứ thuộc địa, nước Pháp từng chiếm lĩnh đến gần 1 một nửa châu lục. Trong sách trắng quốc phòng của Pháp, châu Phi, đặc biệt là vùng cận Sahara, là không gian chiến lược có ý nghĩa quan trọng thứ hai với lợi ích quốc gia của Pháp, chỉ sau không gian châu Âu.

Chuyến công du dài ngày đầu tiên của ông Emmanuel Macron đến châu Phi chỉ sau 6 tháng cầm quyền là sự tái khẳng định mối quan tâm đặc biệt của Pháp đến châu Phi, nhưng cũng là dịp để nước Pháp phải làm mới lại tính chất của mối quan hệ với châu lục này. Một trong những chủ đề chính mà ông Macron sẽ đề cập tại châu Phi là về các thách thức với tuổi trẻ châu Phi.

Tổng thống Pháp, Emmanuel Macron (Ảnh: Getty)
Thực ra, đây chính là một trong những thách thức lớn nhất đối với không chỉ các nước châu Phi mà còn với cả châu Âu, trong đó Pháp là thành viên chủ chốt.         

Cuộc khủng hoảng tị nạn trong vài năm qua đang tạo ra một bi kịch nhân đạo trên đất châu Phi. Hàng trăm nghìn, hàng triệu người ở châu lục đen, mà đa phần là thanh niên, đổ xô lên các điểm vượt biển ở Bắc Phi, như ở Lybia, hay Algeria để tìm cách vượt Địa Trung Hải sang châu Âu.

Hàng nghìn người đã bỏ xác trên biển và hàng trăm nghìn người đang bị buôn bán như nô lệ trên đất châu Phi. Cuộc khủng hoảng nhân đạo này đã vượt qua tầm vóc của một vài quốc gia và trở thành sự nhức nhối toàn cầu, trong đó châu Âu phải gánh vác phần trách nhiệm không nhỏ.

Các nước châu Âu không thể chỉ xây các đường biên giới của mình như một pháo đài, để mặc thảm cảnh diễn ra phía bờ kia Địa Trung Hải, trong khi một trong những nguyên nhân lớn nhất dẫn đến sự hỗn loạn đó lại chính là chính sách đối ngoại can dự và lật đổ mà nhiều nước châu Âu đã tiến hành ở Lybia hay Syria. Và các nước châu Âu, như Pháp, cũng không thể chỉ lo thu vén lợi ích cho mình trên mảnh đất châu Phi mà không đóng góp xây dựng một tương lai ổn định hơn cho vùng đất này.

Trong bối cảnh đó, chuyến công du châu Phi của ông Macron cần được nhìn nhận là tiền đề để châu Phi và châu Âu thảo luận một mối quan hệ có tính chất mới trong cuộc họp Thượng đỉnh Phi-Âu trong vài ngày tới. Ở một châu lục mà tuổi trung bình chỉ là 20 như châu Phi, mối quan hệ mới đó cần hướng đến tương lai, để tuổi trẻ châu Phi cảm nhận được rằng họ có tương lai ở châu lục này.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

CDC châu Phi cảnh báo thách thức liên quan đến dịch đậu mùa khỉ

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh châu Phi (CDC châu Phi) mới đây ra cảnh báo gánh nặng lớn hơn liên quan đến số ca mắc bệnh đậu mùa khỉ (Mpox), khả năng chẩn đoán hạn chế và tỷ lệ tử vong cao của căn bệnh này là một số thách thức cấp bách đang cản trở nỗ lực ứng phó với bệnh của châu lục, đặc biệt là khi số ca mắc tăng vọt trên khắp châu Phi.

CDC châu Phi cảnh báo thách thức liên quan đến dịch đậu mùa khỉ
Một công nhân bị sốt rét sau khi trở về từ châu Phi

Ngày 9/7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh thông tin đơn vị đã cử cán bộ phối hợp, làm việc với Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế nhằm điều tra trường hợp một bệnh nhân (BN) bị sốt rét trở về từ châu Phi.

Một công nhân bị sốt rét sau khi trở về từ châu Phi
Châu Phi cần 277 tỷ USD/năm để thích ứng với khí hậu

Tham dự một hội nghị cấp cao về tài chính khí hậu, Chủ tịch nhóm Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) Akinwumi Adesina vừa lên tiếng kêu gọi hành động khẩn cấp khi biến đổi khí hậu tiếp tục tàn phá nhiều quốc gia châu Phi.

Châu Phi cần 277 tỷ USD năm để thích ứng với khí hậu
Return to top