ClockChủ Nhật, 22/05/2016 14:16

Tổng thư ký LHQ kêu gọi đàm phán chấm dứt khủng hoảng Syria

TTH.VN - AFP ngày hôm nay (22/5) dẫn lời Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc (LHQ) Ban Ki-Moon kêu gọi cường quốc khu vực và quốc tế thúc đẩy các bên tham chiến ở Syria tham gia vào cuộc đàm phán chuyển đổi chính trị, nhằm chấm dứt "cơn ác mộng" của nước này.

Hội đồng Bảo an LHQ họp khẩn về tình hình AleppoLHQ: 780.000 người dân Syria đã nhận được viện trợ trong năm 2016

Tổng thư ký LHQ Ban Ki-Moon. Ảnh: AFP

"Đặc phái viên LHQ về Syria Staffan de Mistura cần tiếp tục làm việc với các bên, để hướng tới những cuộc đàm phán có ý nghĩa. Chúng ta cần chấm dứt chiến sự hoàn toàn và ngay lập tức. Đồng thời, chúng ta cũng cần phải bắt đầu các cuộc thảo luận về việc chuyển đổi chính trị ở Syria", ông Ban Ki-Moon phát biểu trong một diễn đàn dân chủ và phát triển ở thủ đô Doha, Qatar.

"Tôi cảm thấy rằng, nếu không có quá trình chuyển đổi chính trị như vậy, tình hình căng thẳng có khả năng tiếp tục leo thang hơn nữa. Tuy nhiên, một lần nữa, tôi kêu gọi tất cả các nước liên quan trong khu vực và quốc tế sử dụng ảnh hưởng của mình đối với các bên tham chiến ở Syria để thuyết phục họ thương lượng về việc chuyển tiếp. Có điều gì cấp bách hơn việc giải quyết cơn ác mộng đó?", Tổng thư ký LHQ khẳng định.

Trước đó vào hôm 18/5, Đặc phái viên LHQ về Syria, ông Staffan de Mistura bày tỏ sự lạc quan rằng, các cuộc đàm phán hòa bình bị đình trệ có thể sẽ được tiếp tục, nhưng nhấn mạnh đàm phán phải diễn ra sớm.

Phát biểu của ông Staffan de Mistura được đưa ra một ngày, sau khi cuộc đàm phán tại Vienna giữa các cường quốc trên thế giới về việc chấm dứt cuộc xung đột kéo dài 5 năm ở Syria gặp thất bại trong việc thực hiện một bước đột phá.

Vào cuối cuộc đàm phán, 17 quốc gia thuộc Nhóm quốc tế hỗ trợ Syria (ISSG) dưới sự đồng chủ trì của Mỹ và Nga tuyên bố sẽ thúc đẩy lệnh ngừng bắn ở quốc gia Trung Đông này, cũng như gửi thêm cứu trợ nhân đạo.

Chiến tranh ở Syria đã cướp đi mạng sống của ít nhất 270.000 người, khiến hàng triệu người phải di dời và tàn phá nghiêm trọng đất nước kể từ khi nổ ra với những cuộc biểu tình chống chính phủ hồi tháng 3/2011.

Thanh Ngân (Lược dịch từ AFP & Sputniknews)

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G20:
Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu

Tại thành phố Rio de Janeiro (Brazil), từ ngày 18 - 19/11, các nhà lãnh đạo sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), với chủ đề “Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững”, nhằm giải quyết một loạt vấn đề từ đói nghèo đến cải cách các thể chế toàn cầu.

Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu
COP29: WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu

Ngay trước thềm Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lên tiếng kêu gọi chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, đồng thời ủng hộ sự thích ứng và phục hồi lấy con người làm trung tâm.

COP29 

WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu
LHQ kêu gọi “sự thay đổi mạnh mẽ” để chuyển đổi giáo dục trên toàn thế giới

Tham gia Sự kiện đặc biệt về Giáo dục chuyển đổi - một phần của Diễn đàn chính trị cấp cao (HLPF) đang diễn ra và hướng tới Hội nghị thượng đỉnh Tương lai sắp tới vào tháng 9/2024, Tổng thư ký LHQ António Guterres nhấn mạnh giữa cuộc khủng hoảng toàn cầu về giáo dục hiện nay, cần một “sự thay đổi mạnh mẽ” để hình thành một thế giới hòa bình, bền vững và công bằng hơn.

LHQ kêu gọi “sự thay đổi mạnh mẽ” để chuyển đổi giáo dục trên toàn thế giới
Thế giới đang đi chệch hướng trong các mục tiêu về môi trường, sức khỏe và nạn đói

Trong Báo cáo Phát triển Bền vững năm 2024, Liên hợp quốc cho biết, thế giới đang đi chệch hướng trong hầu hết các mục tiêu phát triển bền vững đã được thống nhất trong năm 2015, chẳng hạn như giải quyết tình trạng đói nghèo, bảo vệ môi trường...Theo báo cáo, nguyên nhân dẫn tới sự tụt hậu này được cho là do sự thiếu hụt nguồn tài trợ, căng thẳng địa chính trị và tác động nặng nề từ đại dịch COVID-19.

Thế giới đang đi chệch hướng trong các mục tiêu về môi trường, sức khỏe và nạn đói
Ngày Quốc tế chống sa mạc hóa và hạn hán 17/6:
LHQ kêu gọi hành động khắc phục thiệt hại và bảo vệ Trái đất

Khi gần 40% đất đai trên khắp hành tinh bị suy thoái và thêm nhiều mẫu đất tiếp tục bị thiệt hại mỗi giây, các chính phủ, doanh nghiệp và cộng đồng phải thúc đẩy hành động để khắc phục những tổn thất và bảo vệ Trái đất, Tổng thư ký LHQ António Guterres nhấn mạnh trong một thông điệp nhân Ngày Quốc tế chống sa mạc hóa và hạn hán, được đánh dấu vào ngày 17/6 hàng năm.

LHQ kêu gọi hành động khắc phục thiệt hại và bảo vệ Trái đất
Return to top