ClockThứ Hai, 05/03/2018 20:58

TPP tiếp tục phát triển bất chấp mọi rủi ro

TTH - Vào tuần tới, 11 quốc gia tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ tiến hành ký kết thỏa thuận mới, đánh dấu mục tiêu thúc đẩy tự do hóa thương mại ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương bất chấp mọi khó khăn.

Lãnh đạo 11 nước thành viên TPP dự họp tại hội nghị cấp cao Apec 2017 tại Đà Nẵng, Việt Nam. Ảnh: CNA

Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rút khỏi hiệp định TPP được xem là một cú sốc lớn đối với các đối tác trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Điều này khiến 11 quốc gia còn lại buộc phải thực hiện mọi nỗ lực trong suốt năm 2017 để cứu vãn thỏa thuận và chính thức tiến đến ký kết hiệp định TPP-11 hay còn gọi là Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) vào ngày 8/3 tới ở Chile.

Hiệp định được đề ra nhằm thiết lập các tiêu chuẩn và quy tắc thương mại mới trong thế kỷ 21. Thay vì giữ chân Mỹ, mục tiêu chính của CPTPP là chuyển tải thông điệp mạnh mẽ về cam kết phát triển cởi mở của khu vực, giữ đường giây kết nối, đẩy lùi tình trạng bảo hộ thương mại tiếp tục bành trướng và mở ra cơ hội cho lựa chọn quay lại từ phía Mỹ.

Nhìn chung, CPTPP có thể tạo đà cho sự phát triển và tự do hóa rộng rãi hơn ở châu Á thông qua việc chào đón thêm thành viên và đẩy mạnh tham vọng lớn hơn của Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) – một thỏa thuận được đàm phán bởi 10 nước thành viên ASEAN cùng với các đối tác khác bao gồm: Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand và Hàn Quốc.

Các điều khoản mới

Sau khi thống nhất bãi bỏ một số quy định khắt khe của TPP, CPTPP sẽ có nhiều cơ hội tuyển chọn thêm thành viên mới.

Phạm vi giải quyết các tranh chấp giữa nhà đầu tư – nhà nước cũng sẽ được thu hẹp. Song, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn có quyền làm việc với tòa án quốc tế để được giải quyết các khúc mắc với chính phủ nước nhà.

Thêm vào đó, hiệp định vẫn cho phép các nước thành viên có quyền phủ quyết khi bỏ phiếu tuyển chọn thành viên mới.

Tiếp tục tham gia vào đàm phán RCEP

Hầu hết 11 nước thành viên CPTPP cũng tham gia tích cực vào đàm phán RCEP. Hiệp định RCEP sẽ đóng một vai trò rất quan trọng để trói buộc Trung Quốc và Ấn Độ tiếp tục theo đuổi cải cách, hợp tác song song với CPTPP, nhất là trong giai đoạn bất ổn toàn cầu không ngừng gia tăng do ảnh hưởng của chủ nghĩa bảo hộ.

Theo nguồn tin từ Ủy ban năng suất Úc, ngay cả khi mức thuế quan tăng 15% trên toàn cầu, thì các nước RCEP vẫn có khả năng tiếp tục mở rộng phát triển kinh tế, nếu các nước thành viên bãi bỏ hàng rào thuế quan theo nhóm. Nhìn chung, lợi ích của RCEP có thể sẽ lớn hơn khi triển khai cải cách sâu rộng sau đường biên giới.

Tính đến thời điểm hiện tại, Trung Quốc, châu Á và thế giới vẫn phát triển tương đối bình ổn. Tuy nhiên, các nước sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn trong tương lai, khi Tổng thống Trump áp dụng mức thuế quan lên đến 25% đối với thép và 10% đối với nhôm nhập khẩu từ nước ngoài... Đây là một giai đoạn nguy hiểm. Song các hiệp định ở khu vực châu Á vẫn hướng đến mục tiêu đẩy mạnh cởi mở và khuyến khích các nước không thực hiện bất kỳ hành động trả đũa nào gây giảm sự tin tưởng của các đối tác vào hệ thống thương mại toàn cầu.

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Á và chìa khóa trí tuệ để hướng đến thịnh vượng cho toàn khu vực

Vào mùa xuân hàng năm, hội nghị thường niên của Diễn đàn châu Á Bác Ngao (BFA) được tổ chức tại tỉnh đảo Hải Nam của Trung Quốc. Năm nay, chủ đề của diễn đàn là “châu Á và thế giới: Những thách thức chung, trách nhiệm chung”. Các chuyên gia nhận định đây là một chủ đề rất phù hợp với thời cuộc.

Châu Á và chìa khóa trí tuệ để hướng đến thịnh vượng cho toàn khu vực
Mumbai trở thành thủ đô tỷ phú của châu Á

Trung tâm tài chính Mumbai của Ấn Độ vừa lần đầu tiên vượt qua Bắc Kinh của Trung Quốc để trở thành thủ đô tỷ phú của khu vực châu Á, theo danh sách người giàu toàn cầu do Viện nghiên cứu Hurun có trụ sở tại Thượng Hải (Trung Quốc) công bố.

Mumbai trở thành thủ đô tỷ phú của châu Á
Giao dịch cổ phần tư nhân ở châu Á trong quý I/2024 giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2015

Dữ liệu cho thấy các hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) được hỗ trợ bằng vốn cổ phần tư nhân (PE) ở châu Á dự kiến sẽ có giai đoạn đầu năm tồi tệ nhất trong gần một thập kỷ, do hoạt động giao dịch ở Trung Quốc tạm lắng và những bất ổn kinh tế, địa chính trị lan rộng hơn đã tác động đến tâm lý thị trường.

Giao dịch cổ phần tư nhân ở châu Á trong quý I 2024 giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2015
Return to top