ClockThứ Ba, 20/06/2017 14:52

Trung Quốc: Số người giàu tăng gấp 9 lần trong một thập kỷ

TTH.VN - Một cuộc khảo sát cá nhân vừa được công bố hôm nay (20/6) cho thấy, số người có giá trị tài sản ròng cao (HNWIs) tại Trung Quốc đã tăng gần 9 lần so với cách đây một thập kỷ, khi sự tăng trưởng mạnh mẽ ở nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đã thúc đẩy việc tạo ra của cải.

Người Trung Quốc chờ mua sắm trước một cửa hàng của thương hiệu cap cấp LV. Ảnh: CNN

Theo báo cáo về sự giàu có tư nhân Trung Quốc năm 2017 của Bain Consulting và China Merchants Bank, số người Trung Quốc có ít nhất 10 triệu nhân dân tệ (1,47 triệu USD) tài sản có thể đầu tư đã lên đến con số 1,6 triệu người trong năm 2016, tăng gần 9 lần so với 180.000 người hồi năm 2006. Giá trị tổng thể của thị trường tài sản tư nhân đã tăng lên mức 165 nghìn tỷ nhân dân tệ vào năm 2016, tăng trưởng ở mức 21%/năm trong giai đoạn 2014-2016.

Tuy nhiên, trong năm nay, tốc độ tăng trưởng của thị trường tài sản tư nhân Trung Quốc dự kiến ​​sẽ giảm xuống còn 14%, với tổng quy mô 188 nghìn tỷ nhân dân tệ.

Khoảng 120.000 HNWIs hiện nay có ít nhất 100 triệu nhân dân tệ trị giá tài sản có thể đầu tư, tăng từ con số chưa tới 10.000 người trong năm 2006.

Tỷ lệ HNWIs có các khoảng đầu tư ở nước ngoài lên đến 56% trong năm 2017, tăng nhiều so với mức 19% hồi năm 2011, nhưng tổng tài sản đầu tư ra nước ngoài vẫn ở mức ổn định kể từ năm 2013.

Các thị trường đầu tư hàng đầu ở nước ngoài là Hong Kong, Mỹ, Úc và Canada, mặc dù mức độ ưa chuộng ở Hong Kong giảm 18% và Hoa Kỳ giảm 3% trong giai đoạn 2015-2017.

Những người trả lời cho biết 3 lý do hàng đầu để đầu tư ở nước ngoài là nhằm đa dạng hóa rủi ro đầu tư, nắm bắt cơ hội thị trường của việc đầu tư ở nước ngoài và để di cư.

Báo cáo cũng cho biết, 63% người Trung Quốc giàu có dựa vào các nhà cung cấp dịch vụ tài chính để quản lý tài sản tài chính trong nước và trong số đó, khoảng một nửa sử dụng các dịch vụ ngân hàng tư nhân do các ngân hàng thương mại cung cấp.

Những người giàu có ở Trung Quốc tập trung ở các thành phố lớn và các khu vực ven biển, và hiện nay có 22 tỉnh của Trung Quốc có ít nhất 20.000 HNWIs. Hầu hết những người được hỏi cho biết ưu tiên hàng đầu của họ là "bảo tồn tài sản" và "để lại tài sản thừa kế", trái ngược với năm 2009 khi gần một nửa số HNWIs khảo sát cho biết "tạo ra sự giàu có" hay "chất lượng cuộc sống" mới là mục tiêu chính của họ.

                        Tố Quyên (Lược dịch từ Reuters & CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại APEC 2024:
Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa

Trong bài phát biểu bằng văn bản tại Hội nghị thượng đỉnh CEO APEC 2024, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết toàn bộ châu Á - Thái Bình Dương đan xen sâu sắc vào cấu trúc toàn cầu hóa kinh tế và hiện là một cộng đồng phụ thuộc lẫn nhau với những lợi ích chung và tương lai chung.

Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa
Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024

Ghi nhận trong 10 tháng đầu năm 2024, thương mại của Trung Quốc đạt được với các nền kinh tế thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) chạm mốc cao kỷ lục, vượt 21 nghìn tỷ NDT (2,91 nghìn tỷ USD). Kết quả này đã nhấn mạnh sự hội nhập kinh tế sâu rộng và kết nối thương mại mạnh mẽ giữa các bên.

Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024
Trung Quốc khảo sát tìm hiểu “nỗi sợ sinh con” của người dân

Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) đang tiến hành khảo sát 30.000 người để tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ đối với việc sinh con và “nỗi sợ sinh con” của người dân, trong bối cảnh chính quyền nước này phải chật vật để thúc đẩy tỷ lệ sinh đang suy giảm.

Trung Quốc khảo sát tìm hiểu “nỗi sợ sinh con” của người dân
Return to top