ClockThứ Năm, 14/03/2019 06:36

UNEP: Hàng triệu người có nguy cơ tử vong sớm vào năm 2050

TTH.VN - Trong cuộc họp của Đại hội đồng Môi trường Liên Hiệp quốc đang diễn ra ở Nairobi, Chương trình Môi trường LHQ (UNEP) hôm qua đưa ra cảnh báo nghiêm trọng rằng, hoạt động của con người đang làm tổn hại hành tinh rất nặng nề, cộng với sự biến đổi khí hậu, đang ngày càng gây nguy hiểm cho sức khỏe của con người.

Hợp tác để bảo vệ "nền móng sự sống" trên Trái ĐấtBáo cáo 2017 của UNEP: 6 thách thức đang gia tăngÔ nhiễm là kẻ giết người nguy hiểm nhất trên thế giới

Con người đang làm tổn hại hành tinh rất nặng nề. Ảnh: AP

Trong một tuyên bố, UNEP mô tả Triển vọng môi trường toàn cầu - được nghiên cứu bởi 250 nhà khoa học và chuyên gia từ hơn 70 quốc gia, là đánh giá toàn diện và nghiêm ngặt nhất được LHQ hoàn thành trong 5 năm qua.

Theo đó, trừ khi các biện pháp bảo vệ môi trường được tăng cường mạnh mẽ, nếu không có nguy cơ sẽ có hàng triệu người tử vong sớm vào giữa thế kỷ này, với các chất ô nhiễm trong hệ thống nước ngọt trở thành nguyên nhân chính gây tử vong vào năm 2050.

Ngoài ra, nhiều hóa chất, được gọi là chất gây rối loạn nội tiết, sẽ có ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh sản của cả nam giới và phụ nữ, cũng như sự phát triển thần kinh của trẻ em.

Hội đồng Môi trường LHQ là cơ quan ra quyết định cấp cao nhất về môi trường, nơi các bộ trưởng môi trường trên khắp thế giới đang họp để giải quyết các vấn đề quan trọng như chất thải thực phẩm, khủng hoảng ô nhiễm nhựa trên các đại dương…

“Rõ ràng, sức khỏe và sự thịnh vượng của loài người gắn liền với tình trạng môi trường của chúng ta”, ông Joyce Msuya, Giám đốc điều hành của UNEP cho biết. “Chúng ta đang ở giữa ngã tư đường. Chúng ta liệu có tiếp tục trên con đường hiện tại - điều này sẽ dẫn đến một tương lai ảm đạm cho loài người, hay chuyển sang phát triển bền vững? Đó là sự lựa chọn mà các nhà lãnh đạo chính trị phải quyết định ngay lúc này”, ông nói thêm.

Thay đổi mô hình kinh doanh lỗi thời để cứu hành tinh

Trong một lưu ý lạc quan hơn, báo cáo cho thấy rằng khoa học, công nghệ và tài chính hiện nay có thể hướng tới một nền kinh tế toàn cầu bền vững hơn và đảm bảo có thể tránh được kịch bản tồi tệ nhất, nhưng vẫn cần sự hợp tác của các nhà lãnh đạo chính trị, với phần lớn công chúng và khu vực tư nhân, loại bỏ các mô hình sản xuất và phát triển lỗi thời.

Đảm bảo nền kinh tế gần như không có chất thải vào năm 2050 sẽ đòi hỏi một cách tiếp cận kinh doanh toàn cầu mới, và báo cáo cho thấy rằng “đầu tư xanh” chỉ với 2% GDP của các quốc gia sẽ mang lại sự tăng trưởng dài hạn tương đương với một doanh nghiệp, nhưng ít gây tác động hơn đến biến đổi khí hậu, khan hiếm nước và mất cân bằng sinh thái.

Cũng như những thay đổi về chính sách có thể giúp giải quyết toàn bộ các hệ thống như thực phẩm và năng lượng, UNEP khuyến khích người dân nên áp dụng chế độ ăn ít thịt và giảm đáng kể chất thải thực phẩm: chỉ riêng hai biện pháp này sẽ cắt giảm một nửa lượng thực phẩm cần sản xuất để nuôi sống 9-10 tỷ người trên hành tinh vào năm 2050.

Hiện tại, báo cáo cho biết, 1/3 thực phẩm ăn được trên toàn cầu đang bị lãng phí và hơn ½ thực phẩm được sản xuất tại các nước công nghiệp bị vứt bỏ.

Tố Quyên (Lược dịch từ Devdiscourse & Kr-asia)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới

Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP29) tổ chức tại Baku (Azerbaijan) từ ngày 11 - 22/11 đưa tính cấp thiết của việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu trở lại chương trình nghị sự quốc tế.

Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới
Return to top