ClockThứ Bảy, 05/11/2016 14:45

UNHCR: 3.500 người phải di dời mỗi ngày ở Nam Sudan do xung đột

TTH.VN - Các cuộc xung đột đang diễn ra ở Nam Sudan gây đau khổ tràn lan và dẫn đến các cuộc di tản lớn, với trung bình khoảng 3.500 người chạy trốn khỏi đất nước mỗi ngày để đến các nước láng giềng, theo Văn phòng Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn (UNHCR).

LHQ: Số người tị nạn Nam Sudan vượt mốc 1 triệu người243.000 người Nam Sudan sang tị nạn ở SudanBinh sĩ trẻ em – “Cơn ác mộng” sắp xảy ra ở Nam SudanUNICEF báo động “thảm họa” mất an ninh lương thực ở Nam Sudan

Người tị nạn Nam Sudan mang theo hành lý đến Uganda. Ảnh: UNHCR

UNHCR cho biết, tình trạng trên buộc tổ chức này, cùng với chính quyền và các nhân viên nhân đạo phải chạy đua để tạo ra các điều kiện an toàn và nhân đạo cho những người di tản - trong đó có 90% là phụ nữ và trẻ em.

Mọi người đang chạy trốn khỏi Nam Sudan để tới Cộng hòa Dân chủ Congo (DRC), Ethiopia, Sudan và Uganda - quốc gia đang phải chứng kiến số lượng lớn nhất của dòng chảy người tị nạn, với 2.400 lượt người đến mỗi ngày kể từ đầu tháng 10/2016 và 1/4 triệu người tị nạn mới kể từ khi bạo lực tái diễn ở Juba bắt đầu từ ngày 7/7 vừa qua.

Theo UNHCR, hầu hết những người tị nạn đang chạy trốn khỏi các vùng xích đạo của Nam Sudan, giáp biên giới Uganda. Mọi người rời khỏi những khu vực bị quấy rối bởi các nhóm vũ trang, gây ra tình trạng giết người và tra tấn những người bị tình nghi hỗ trợ phe đối lập, đốt làng mạc, tấn công tình dục các phụ nữ và trẻ em gái, và tuyển dụng bắt buộc những nam thanh niên và trẻ em trai.

Khi các nhóm vũ trang ngăn chặn dòng người sử dụng các tuyến đường chính, số người tị nạn sử dụng những điểm không chính thức ở biên giới để vượt biên ngày càng gia tăng trong những tuần gần đây. Nhiều người phải đi qua các bụi cây trong nhiều ngày mà không có thức ăn hoặc nước uống.

Khu trại tị nạn Bidibidi ở Uganda, chỉ vừa mới được mở cửa vào tháng 8 năm nay, hiện đã trở thành một trong những khu tị nạn lớn nhất thế giới và nơi tạm trú của 170.000 người tị nạn Sudan Nam.

"Việc cung cấp các nhu cầu cho cuộc sống ngay lập tức, bao gồm thực phẩm, nước uống và chỗ ở vẫn là ưu tiên quan trọng hàng đầu của UNHCR", Cécile Pouilly - phát ngôn viên của UNHCR phát biểu tại cuộc họp báo thường kỳ tại Geneva, "tuy nhiên, gánh nặng ngân quỹ đang cản trở những nỗ lực của chúng tôi".

Khoảng 85% người tị nạn rời khỏi Nam Sudan là phụ nữ và 65% là trẻ em ở độ tuổi dưới 18. Hơn 1.300 trẻ em không có người đi kèm và 6.200 trẻ em bị tách khỏi gia đình đã được đăng ký tại các trại khác nhau ở khắp các nước láng giềng. Nhiều phóng viên phát hiện ra rằng, hầu hết trẻ em không có người đi kèm vì cha mẹ của chúng đã chết hoặc vì chúng bị bỏ rơi, bị tách khỏi gia đình trong suốt hành trính.

Ở Sudan hiện có hơn 250.000 người tị nạn từ Nam Sudan, hầu hết trong số đó đến ở bang White Nile với khoảng 2.000 người mỗi tháng. Nhiều dòng người lẻ tẻ vào các tiểu bang miền Nam và Tây Kordofan hay Đông Darfur cũng đã được ghi nhận. Hơn 47.000 người tị nạn đã đến Đông Darfur kể từ giữa tháng 6/2016, nhưng phần lớn đi khắp đất nước, không phải sống trong các trại được quy hoạch hoặc các khu định cư.

Những người đến Sudan, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em và người già, đều ở trong điều kiện khó khăn. Họ đã trốn khỏi khu vực đang phải đối mặt với tình trạng suy dinh dưỡng cấp tính và họ bị suy yếu trong cuộc hành trình đầy khó khăn vào mùa mưa.

Bảo Nghi (Lược dịch từ UN)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Á đối mặt nguy cơ gián đoạn nguồn cung dầu do xung đột ở Trung Đông

Căng thẳng gia tăng giữa Israel và Iran đang đe dọa làm gián đoạn nguồn cung dầu được vận chuyển qua Eo biển Hormuz - một tuyến đường năng lượng quan trọng đối với châu Á. Khu vực này cũng đang đứng trước mối lo ngại ngày càng tăng rằng, một cuộc xung đột rộng hơn ở Trung Đông có thể làm tắc nghẽn nguồn cung và gây bất ổn thị trường dầu mỏ.

Châu Á đối mặt nguy cơ gián đoạn nguồn cung dầu do xung đột ở Trung Đông
Điểm lại các kế hoạch hoà bình cho xung đột Nga – Ukraine

Khi phiên họp thường niên của Đại hội đồng Liên hợp quốc (UNGA) sắp kết thúc vào tuần trước, Trung Quốc và Brazil đã tổ chức một cuộc họp bên lề với sự tham dự của 17 thành viên. Mục đích của cuộc họp kín ngày 27/9 là tập hợp sự ủng hộ cho kế hoạch hòa bình về xung đột Ukraine.

Điểm lại các kế hoạch hoà bình cho xung đột Nga – Ukraine
Xung đột Hamas - Israel: LHQ lo lắng về lệnh sơ tán mới ở Gaza

Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo (OCHA) của LHQ ngày 26/8 (giờ Geneva) cho biết rằng hàng loạt lệnh sơ tán được chính quyền Israel đưa ra thời gian qua ở Dải Gaza đã làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng nhân đạo tại vùng lãnh thổ đang hứng chịu chiến sự này.

Xung đột Hamas - Israel LHQ lo lắng về lệnh sơ tán mới ở Gaza
Return to top