ClockThứ Năm, 23/03/2017 06:42

UNICEF: 600 triệu trẻ em có nguy cơ đối mặt với tình trạng thiếu nước nghiêm trọng

TTH.VN - UNICEF cho biết, ước tính 1/4 số trẻ em - tương đương khoảng 600 triệu đứa trẻ trên toàn thế giới, có thể phải sống ở những khu vực có nguồn nước hạn hẹp vào năm 2040, khiến chúng có nguy cơ mắc các bệnh chết người như dịch tả và tiêu chảy.

LHQ: Cần công nhận nước thải là một nguồn tài nguyênBộ trưởng Nông nghiệp G20 tìm cách bảo vệ nguồn nướcSingapore biến nước thải thành nước uốngPakistan cảnh báo dùng vũ lực nếu Ấn Độ chặn nguồn nước sông ẤnUNICEF kêu gọi tạo điều kiện để phụ nữ & trẻ em gái tiếp cận nước sạchHơn 300 triệu người có nguy cơ mắc bệnh từ nước bẩn

Trẻ em đi lấy nước ở những khu vực khan hiếm. Ảnh: UN

Theo UNICEF, khoảng 500 triệu trẻ em đang sống trong những khu vực có nguồn nước hạn chế, và nhu cầu về nước ngày nay vượt xa nguồn lực sẵn có ở 36 quốc gia.

Trong một báo cáo, UNICEF cho biết, nguồn cung dự kiến ​​sẽ còn giảm hơn nữa do hạn hán, nhiệt độ tăng, lũ lụt, tăng dân số và đô thị hóa... từ đó cảnh báo rằng, nếu không có hành động nào để dọn dẹp và bảo tồn nguồn cung cấp nước, nhiều trẻ em sẽ buộc phải uống nguồn nước tiềm ẩn nguy cơ không an toàn. Cũng theo UNICEF, trẻ em nghèo là đối tượng sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi sự cạn kiệt nguồn nước trong tương lai.

Giám đốc điều hành của UNICEF, ông Anthony Lake nói: "Trên thế giới, hàng triệu trẻ em không được tiếp cận với nước sạch - gây nguy hiểm cho cuộc sống của chúng, tàn phá sức khoẻ và gây nguy hiểm cho tương lai của bọn trẻ.

Biến đổi khí hậu là một trong những lý do đằng sau việc giảm nguồn nước trong tương lai, ảnh hưởng đến "chất lượng và số lượng nước", bà Cecilia Scharp, cố vấn cấp cao của UNICEF nhậnd định.

Lũ lụt, dự kiến ​​sẽ tăng do mực nước biển dâng và thay đổi thời tiết, có thể gây ô nhiễm nguồn cung cấp nước và khiến nguồn nước không an toàn lan tràn trên diện rộng. Hạn hán cũng sẽ tăng về tần số và mức độ nghiêm trọng.

Theo UNICEF, phụ nữ và trẻ em gái hiện đang dành khoảng 200 triệu giờ/ngày để thu gom nước, và điều này sẽ tăng lên nếu họ buộc phải đi xa hơn để tiếp cận nguồn nước, khiến họ dễ bị tấn công ở một số nước.

Các dự báo của UNICEF dựa trên các mô hình giả định không có hành động nào được thực hiện để bảo tồn nguồn nước và giải quyết vấn đề ô nhiễm, bà Scharp cho biết. Tuy nhiên, chính phủ các nước, các doanh nghiệp công nghiệp, nông nghiệp và cộng đồng có thể giúp làm giảm tác động của biến đổi khí hậu đối với trẻ em ở các quốc gia có nguồn nước eo hẹp.

UNICEF nói rằng các doanh nghiệp nên đảm bảo rằng họ đang bảo tồn nguồn nước càng nhiều càng tốt và sử dụng lại nước thải bất cứ khi nào có thể.

Bà Scharp cho rằng, có thể sử dụng các biện pháp khuyến khích kinh tế để mọi người không lạm dụng quá nhiều nước. Nên hạn chế sử dụng nước ở các khu vực thành thị - nơi rất nhiều nước được sử dụng cho các hoạt động sống.

Tố Quyên (Lược dịch từ Reuters & Dailystar)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngày Trẻ em thế giới (20/11):
UNICEF chỉ ra những xu hướng lớn sẽ tác động đến cuộc sống của trẻ em

Sự thay đổi nhân khẩu học, biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng, và quá trình chuyển đổi công nghệ nhanh chóng có nguy cơ tạo ra một tương lai ảm đạm cho trẻ em vào giữa thế kỷ 21, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cảnh báo trong một báo cáo thường niên, được công bố vào Ngày Trẻ em thế giới (20/11).

UNICEF chỉ ra những xu hướng lớn sẽ tác động đến cuộc sống của trẻ em
Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới

Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP29) tổ chức tại Baku (Azerbaijan) từ ngày 11 - 22/11 đưa tính cấp thiết của việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu trở lại chương trình nghị sự quốc tế.

Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới
Return to top