ClockThứ Hai, 23/07/2018 20:33

Vai trò quan trọng của Công nghiệp 4.0 trong ngành sản xuất ở Đông Nam Á

TTH - Từ một xã hội nông nghiệp, Đông Nam Á trở thành một trong những khu vực phát triển nhanh nhất trên thế giới trong một thế kỷ qua. Một trong những động lực chính cho sự tăng trưởng đó là Đông Nam Á nổi lên như một trung tâm sản xuất với chi phí thấp.

EU và ASEAN sẽ tái khởi động quá trình đàm phán FTATiềm năng lớn từ trái cây nhiệt đới đặc sản ASEANASEAN thúc đẩy hợp tác vì hòa bình và ổn định khu vực

Áp dụng công nghệ sẽ giúp tăng năng suất lao động. Ảnh: Bloomberg

Điều này kết hợp với xuất khẩu giá rẻ đã mang lại cho khu vực nguồn thu nhập cần thiết để phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên, trong 20 năm qua, thế giới chứng kiến ​​sự tăng trưởng vượt bậc của Trung Quốc với vai trò của một xưởng sản xuất khổng lồ. Do đó, để có thể duy trì vị trí của một trung tâm sản xuất chi phí thấp, Đông Nam Á cần phải chú trọng đến các công nghệ kỹ thuật số liên quan đến Cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 (Công nghiệp 4.0).

The ASEAN Post ngày 23/7 trích dẫn một báo cáo của McKinsey & Company nhấn mạnh rằng, ASEAN cần nắm chắc Công nghiệp 4.0 để mở khóa tiềm năng của mình trong sản xuất. Theo McKinsey & Company, các công nghệ đột phá liên quan đến Công nghiệp 4.0 sẽ có tác động rất lớn đến năng suất ở quy mô tương tự như việc giới thiệu động cơ hơi nước trong cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên.

Trên toàn cầu, nếu các công nghệ kỹ thuật số Công nghiệp 4.0 được áp dụng và phát huy hiệu quả, dự kiến nó sẽ có thể đóng góp từ 1.200 tỷ USD – 3.700 tỷ USD lợi nhuận. Trong khi đó ở ASEAN, tác động của Công nghiệp 4.0 có thể giúp khu vục đạt được mức tăng năng suất từ ​​216 tỷ USD đến 627 tỷ USD.

Một trong những lý do chính cho điều này là công nghệ kỹ thuật số cho phép các quốc gia riêng lẻ tăng năng suất và thu hẹp khoảng cách năng suất giữa các nước trong khu vực. Trung bình, chi phí lao động ở các quốc gia ASEAN thấp hơn nhiều so với Trung Quốc, nhưng lợi thế này không được tận dụng do tình trạng năng suất thấp trong khu vực – điều có thể được cải thiện khi áp dụng các công nghệ mới trong Công nghiệp 4.0.

TỐ QUYÊN

(Lược dịch từ ASEAN Post)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

TƯƠNG LAI NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO ĐÔNG NAM Á:
Động lực tài chính đang gia tăng

Trong bối cảnh nhu cầu năng lượng tăng cao và sự tập trung vào năng lượng tái tạo ngày càng lớn để đạt được các mục tiêu phát thải ròng bằng 0, Đông Nam Á - vùng đất sở hữu nhiều ánh nắng mặt trời và những tiến bộ trong công nghệ năng lượng mặt trời - sẽ mang đến cơ hội đáng kể cho hoạt động tài trợ năng lượng tái tạo.

Động lực tài chính đang gia tăng
ASEAN nỗ lực thúc đẩy thương mại nội khối thông qua tăng cường kết nối giao thông

Theo một bài phân tích trên trang CNA, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang tìm cách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thương mại trong khu vực thông qua việc xây dựng mạng lưới giao thông và hậu cần tốt hơn. Điều này cũng sẽ cho phép các quốc gia thành viên tự bảo vệ mình khỏi những rủi ro địa chính trị và kinh tế đang ngày càng gia tăng.

ASEAN nỗ lực thúc đẩy thương mại nội khối thông qua tăng cường kết nối giao thông
Trung Quốc và ASEAN tăng cường hợp tác AI vì tương lai bền vững

Trong phát biểu mới nhất tại hội nghị “Hợp tác Trung Quốc - ASEAN về phát triển và quản lý trí tuệ nhân tạo (AI)” vừa diễn ra tại Trung Quốc, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc (CIIS) Chen Bo kêu gọi tăng cường hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN về trí tuệ nhân tạo (AI).

Trung Quốc và ASEAN tăng cường hợp tác AI vì tương lai bền vững

TIN MỚI

Return to top