ClockThứ Bảy, 14/07/2018 14:43

Tiềm năng lớn từ trái cây nhiệt đới đặc sản ASEAN

TTH.VN - Với một vài ngoại lệ, hầu hết các loại trái cây nhiệt đới đặc sản như chôm chôm, măng cụt, vải, nhãn và sầu riêng vẫn là một "bí mật" chỉ được những người sống trong khu vực trồng chúng biết đến.

Hàn Quốc: Thử nghiệm thành công việc gieo trồng trái cây nhiệt đớiIran, Philippines đàm phán về xuất khẩu trái câyTrung Quốc: Ăn trái cây tươi hàng ngày có thể giảm nguy cơ bệnh timSyria bắt đầu xuất khẩu trái cây sang NgaHàn Quốc phát triển dụng cụ xác định virus trên trái cây, rau quả

Một người nông dân thu hoạch quả thanh long ở làng Pasuruan, phía đông đảo Java, Indonesia. Ảnh: AFP

Không giống như các loại trái cây ôn đới như táo, lê, nho, dâu tây và kiwi, hay các loại trái cây nhiệt đới truyền thống như xoài, dứa, đu đủ và bơ, trái cây nhiệt đới đặc sản không được mua bán rộng rãi và người mua sẽ khó có thể tìm thấy chúng ở các thị trường bên ngoài khu vực, nơi chúng được trồng. Tuy nhiên, xu hướng này đang thay đổi và các loại trái cây nhiệt đới đặc sản đang dần nhận được sự công nhận mà chúng xứng đáng sở hữu trên quy mô toàn cầu.

Hoạt động thương mại đối với các loại trái cây nhiệt đới đặc sản bị bỏ xa phía sau của các loại trái cây khác. Một số loại trái cây nhiệt đới đặc sản được đưa ra thị trường toàn cầu chủ yếu được coi là mới lạ. Tuy nhiên, phản ứng toàn cầu đối với các loại trái cây nhiệt đới đặc sản đang chứng kiến những thuận lợi. Cơ hội thị trường cho các loại trái cây nhiệt đới đặc sản đang phát triển nhanh chóng ở thị trường Trung Quốc và các thị trường mới nổi khác nhờ tăng trưởng thu nhập và đô thị hóa. Cùng lúc đó, nhu cầu cũng tạo nên một xu hướng đi lên tại các thị trường phát triển chủ chốt như Mỹ và Liên minh châu Âu (EU).

Điều này không chỉ được thúc đẩy bởi sở thích tiêu dùng của các cộng đồng di cư đối với những loại thực phẩm quen thuộc nơi quê nhà, mà còn nhờ nhận thức về sức khỏe gia tăng của người tiêu dùng về giá trị dinh dưỡng của những loại trái cây này. Một yếu tố khác là chế độ ăn tăng cường siêu thực phẩm đang trở nên phổ biến, trong đó sử dụng các loại trái cây có tên "nước ngoài". Một số loại trái cây nhiệt đới đặc sản được công nhận là siêu thực phẩm bao gồm: mít, khế, thanh long, măng cụt, sầu riêng và chôm chôm.

Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp quốc (FAO) trong ấn phẩm Triển vọng Thực phẩm 6 tháng vừa được phát hành vào ngày 10/7, các quốc gia ở khu vực châu Á đóng góp 86% sản lượng trái cây nhiệt đới đặc sản từ năm 2015 đến năm 2017.

Các nhà sản xuất lớn nhất là Ấn Độ và Trung Quốc, đóng góp lần lượt 24% và 22% sản lượng toàn cầu. Tiếp theo là các nhà sản xuất chính ở khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Indonesia và Việt Nam, đóng góp khoảng 1/3 sản lượng toàn cầu. Trong khi đó, Brazil ước tính đóng góp 7%. Tuy nhiên, phần lớn sản lượng ở Ấn Độ, Trung Quốc và Brazil được phục vụ cho nhu cầu nội địa.

Nhà phân tích của FAO, bà Sabine Altendorf nhận định, phần lớn các giao dịch diễn ra ở bên trong khu vực châu Á, nơi nhu cầu trái cây cao cấp mạnh nhất ở các quốc gia có thu nhập tăng trưởng nhanh, đặc biệt là nhu cầu từ Trung Quốc.

“Ở các thị trường phát triển, nhu cầu nhập khẩu phát triển cùng với việc di cư, những người tiêu dùng có nguồn gốc từ châu Á có xu hướng duy trì sở thích ăn uống của họ. Ý thức sức khỏe cao hơn ở những người tiêu dùng phương Tây và nhận thức ngày càng tăng đối với lợi ích dinh dưỡng từ các loại trái cây nhiệt đới đặc sản đang làm gia tăng nhu cầu đối với những loại trái cây này tại các thị trường phát triển.

Bên cạnh đó, các nhà bán lẻ ở Mỹ và EU cũng bắt đầu thường xuyên nhập kho một lượng ngày càng tăng các loại trái cây nhiệt đới đặc sản, nhất là đối với các loại trái cây nổi tiếng hơn như vải, ổi và chanh dây”, bà Altendorf nói thêm.

Chỉ có khoảng 10% sản lượng trái cây được mua bán qua biên giới, chủ yếu là bên trong khu vực châu Á. Tuy nhiên, giá bán buôn cao ở những quốc gia phát triển cho thấy tiềm năng thương mại lớn cho các nhà xuất khẩu ở những quốc gia có thu nhập thấp. Đối với các quốc gia sản xuất có thu nhập thấp, lợi nhuận toàn cầu đang phát triển chính là một cơ hội kinh tế, đặc biệt là đối với các hộ sản xuất. Nhiều cuộc khảo sát cho thấy, doanh thu từ các loại trái cây nhiệt đới đặc sản có thể chiếm tới 75% tổng thu nhập của hộ gia đình ở các vùng nông thôn nhỏ ở Campuchia, Thái Lan và Việt Nam.

Bên cạnh đó, bước tiến của các loại trái cây nhiệt đới đặc sản không phải là không có thách thức, cả về phía cung và cầu. Trong đó, những thách thức về phía cung bao gồm chất lượng hoặc năng suất thấp trong canh tác quy mô nhỏ, dễ bị hư hỏng, tính chất theo mùa của các loại trái cây đặc sản với thời gian thu hoạch ngắn, dẫn đến nguồn cung thị trường bất thường và biến động giá cả lớn, đồng thời dễ bị tổn thương trước những cú sốc do thời tiết gây ra và biến đổi khí hậu, cũng như số lượng và chất lượng nguồn cung thất thường.

Về phía cầu, những vấn đề mà thị trường phải đối mặt bao gồm biến động theo mùa, chi phí vận chuyển thay đổi, thiếu nhận thức của người tiêu dùng, giá cao, làm gia tăng lo ngại về khoảng cách thực phẩm được vận chuyển từ nơi trồng đến nơi tiêu thụ, cũng như các yêu cầu chứng nhận kiểm dịch thực vật và những tiêu chuẩn riêng nghiêm ngặt tại các thị trường trong khu vực phát triển.

Lê Thảo (Lược dịch từ The ASEAN Post)

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

PMI:
Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng

Tổ chức S&P Global ngày hôm nay (4/11) công bố Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) toàn phần ngành sản xuất Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Trong đó, ngành sản xuất ASEAN vào tháng 10/2024 đã ghi nhận sự cải thiện bền vững, mặc dù một lần nữa chỉ là mức cải thiện nhẹ.

Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng
Châu Âu cần nâng cao vai trò trong quan hệ EU - ASEAN

Cuộc khảo sát tâm lý kinh doanh mới nhất của Liên minh châu Âu - ASEAN chỉ ra rằng 59% doanh nghiệp châu Âu cảm thấy EU không đóng góp vào việc hỗ trợ lợi ích của họ ở Đông Nam Á, đánh dấu mức độ không hài lòng cao nhất kể từ khi khảo sát được thực hiện vào năm 2015.

Châu Âu cần nâng cao vai trò trong quan hệ EU - ASEAN

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top