ClockThứ Ba, 24/04/2018 09:15

Vì sao Pháp phải níu chân Mỹ và đồng minh ở lại Syria bằng mọi giá?

Tổng thống Pháp Macron cho rằng, ngay cả khi cuộc chiến chống IS kết thúc, Pháp, Mỹ cùng đồng minh vẫn phải tiếp tục nhiệm vụ kiến tạo một Syria mới.

Mục tiêu của Nga là “ủng hộ chính quyền hợp pháp ở Syria”Hòa đàm Syria tại Astana được đánh giá là “thành công”Anh – Mỹ cân nhắc thêm biện pháp trừng phạt với Tổng thống Syria

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 23/4 đã kêu gọi Mỹ, Pháp và các nước đồng minh duy trì sự hiện diện tại Syria ngay cả sau khi đánh bại tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) để xây dựng một "Syria mới" và chống lại ảnh hưởng của Iran trong khu vực.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron kêu gọi kiến tạo một Syria mới. Ảnh: Politico.
Kêu gọi đồng minh cùng tham gia

Trả lời phỏng vấn hãng tin Fox News, Tổng thống Macron cho biết: "Chúng ta sẽ phải xây dựng một Syria sau chiến tranh và đó là lý do tại sao tôi nghĩ vai trò của Mỹ là rất quan trọng... Một ngày nào đó chúng ta sẽ kết thúc cuộc chiến chống IS, nếu chúng ta rời khỏi Syria chắc chắn và hoàn toàn xét từ quan điểm chính trị, chúng ta sẽ nhường địa bàn này cho Iran và Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Họ sẽ chuẩn bị cho cuộc chiến mới. Họ sẽ hậu thuẫn cho những kẻ khủng bố mới”.

Nhà lãnh đạo Pháp đồng thời nêu rõ: "Theo quan điểm của tôi, ngay cả sau khi kết thúc cuộc chiến chống IS, Mỹ, Pháp và các đồng minh của chúng ta, tất cả các nước trong khu vực, thậm chí cả Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc kiến tạo một Syria mới, đảm bảo cho người dân Syria có quyền quyết định tương lai của đất nước này". Theo kế hoạch, trong chuyến thăm Mỹ cùng ngày, Tổng thống Macron sẽ đề cập vấn đề trên khi hội đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump ở Washington.

Mặc dù Mỹ cùng Anh, Pháp đã tiến hành một cuộc không kích quy mô lớn nhằm vào Syria hôm 14/4 với cáo buộc chính phủ Syria đứng sau vụ tấn công bằng vũ khí hóa học tại Douma, tuy nhiên Tổng thống Trump vẫn nuôi ý định muốn rút quân đội Mỹ khỏi đây và trao lại trách nhiệm cho các quốc gia đồng minh trong khu vực. Lo ngại bước đi này của đồng minh, ông Macron cho biết sẽ thuyết phục Tổng thống Donald Trump từ bỏ ý định rút khỏi Syria.

Ẩn ý sau tuyên bố xây dựng một nhà nước Syria mới

Việc tái xây dựng Syria của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã được ông tuyên bố là cần sự góp sức của các quốc gia trong khu vực, trong đó có cả Nga, Thổ Nhĩ Kỳ. Điều này khiến dư luận đặt câu hỏi liệu ông Macron có ý định đóng góp vào số tiền khoảng 450 triệu USD mà Nga đã và đang bỏ ra cho công cuộc tái thiết Syria hay không.

Ông Aleksey Chepa, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga cho biết, tuyên bố về xây dựng một nhà nước Syria mới đã phản ánh ý định thực sự của Pháp và nhiều đồng minh phương Tây liên quan đến cuộc xung đột Syria.

“Những quốc gia này muốn can dự vào tình hình Syria mà không có yêu cầu hợp pháp từ chính phủ của Tổng thống Bashar Al Assad. Mục đích của họ đã quá rõ ràng đó là muốn tạo ra sự bất ổn và kiểm soát khu vực. Những mục tiêu này luôn được Mỹ cùng đồng minh theo đuổi và tìm mọi cách thực hiện. Họ sẽ cố gắng lấp đầy chúng theo cách này hay cách khác”.

“Syria mới theo định nghĩa của người Syria là sự phục hồi về kinh tế, mang lại cuộc sống mới cho người dân nơi đây. Tuy nhiên, Mỹ cùng các đồng minh không thực hiện bất cứ bước đi nào để người dân Syria thoát khỏi thảm họa nhân đạo", ông Aleksey Chepa nói.

Thành viên Hội đồng Quan hệ Quốc tế Nga, ông Bogdan Bezpalko cho rằng, tuyên bố của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron về việc cần phải "xây dựng một Syria mới" là để chứng minh vai trò lãnh đạo của Pháp ở Châu Âu.

"Khi đưa ra phát ngôn này, ông Macron đã lựa chọn phương án an toàn và dễ dàng nhất - thể hiện quan điểm của mình đối với vấn đề Syria. Tôi không nghĩ rằng trên thực tế Pháp sẽ ngay lập tức đi đến lãnh thổ Syria”, ông Bezpalko nhấn mạnh.

Chính trị gia Bogdan Bezpalko cũng cho rằng, chính phủ Syria đã không yêu cầu người Pháp hoặc người Mỹ hiện diện quân sự trên lãnh thổ của họ. Tuyên bố quyết tâm ở lại Syria ngay cả sau khi Nhà nước Hồi giáo IS bị đánh bại hoàn toàn cho thấy Tổng thống Macron đã coi thường các nhu cầu và quyền lợi của một chính phủ hợp pháp.

Vai trò của Pháp bị giảm hẳn từ năm 2013 do việc chính quyền cựu Tổng thống Barack Obama vào giờ chót, đã rút lại quyết định đánh Damascus, trong lúc Paris tuyên bố đã sẵn sàng. Tầm ảnh hưởng của nước này lại càng thêm mờ nhạt kể từ khi Nga can thiệp quân sự vào Syria.

Do đó, nhiều nhà phân tích cho rằng, dù thực sự đang thất thế tại Syria nói riêng và Trung Đông nói chung, Pháp vẫn không muốn thừa nhận sự thật này. Việc kêu gọi Mỹ cùng các đồng minh khác ở lại Syria cho thấy Pháp đang muốn trở lại bàn cờ Trung Đông. Để thực hiện điều đó, Pháp cần sự hỗ trợ của Mỹ nhằm kiềm chế tham vọng của các bên liên quan như Nga, Iran cũng như Thổ Nhĩ Kỳ.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chính thức mở cửa Học viện WHO tại Pháp:
Hiện thực hóa tầm nhìn về sức khỏe toàn cầu

Hãng Thông tấn The Jakarta Post ngày 19/12 đưa tin, Học viện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại thành phố Lyon, Pháp vừa chính thức mở cửa. Học viện sẽ góp phần đào tạo lực lượng lao động y tế tốt hơn trên toàn thế giới, thông qua chương trình đào tạo trọn đời mạnh mẽ nhất từng được thiết kế trong lĩnh vực y tế công cộng.

Hiện thực hóa tầm nhìn về sức khỏe toàn cầu
Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên

Hai công ty năng lượng Westinghouse Electric và CORE POWER vừa công bố thỏa thuận hợp tác phát triển nhà máy điện hạt nhân nổi (FNPP), đánh dấu bước tiến mới của Mỹ trong lĩnh vực đang được Nga và Trung Quốc dẫn đầu.

Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên
Return to top