ClockThứ Ba, 12/04/2016 14:35

Việt Nam - Philippines hợp tác sâu rộng và toàn diện

Chiều 11/4 tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Bộ trưởng ngoại giao Philippines Jose Rene Almendras đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam.

Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh (phải) bắt tay Bộ trưởng ngoại giao Philippines Jose Rene Almendras tại Hà Nội ngày 11/4. Ảnh: Diệu An

Thủ tướng cho rằng chuyến thăm là minh chứng cụ thể cho mong muốn thúc đẩy mối quan hệ hợp tác sâu rộng và toàn diện, nhất là vào năm 2016 hai nước sẽ kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (12/7/1976 - 12/7/2016).

Đánh giá cao quan hệ hợp tác song phương trong lĩnh vực quốc phòng - an ninh, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị hai nước thúc đẩy hơn nữa hoạt động hợp tác trong lĩnh vực này. Hoan nghênh bộ trưởng quốc phòng Philippines chuẩn bị sang thăm Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mong muốn nhân dịp này hai bên tăng cường hợp tác giải quyết những thách thức chung như an ninh hàng hải, thảm họa thiên nhiên, an ninh lương thực, phòng chống khủng bố...

Cũng trong chiều 11/4, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đã hội đàm với Ngoại trưởng Jose Rene Almendras. Tại buổi hội đàm, hai bên đã trao đổi các biện pháp triển khai nội hàm quan hệ đối tác chiến lược mà hai quốc gia đã thiết lập vào tháng 11/2015.

Bên cạnh hợp tác song phương, hai bên đã tập trung trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực mà hai bên cùng quan tâm. Hai bên khẳng định ủng hộ lẫn nhau hoàn thành tốt vai trò chủ nhà ASEAN 2017 của Philippines và chủ nhà APEC 2017 của Việt Nam; đồng thời cam kết tiếp tục phối hợp và nỗ lực cùng các nước ASEAN khác triển khai thành công Cộng đồng ASEAN, đề cao đoàn kết và phát huy vai trò trung tâm của ASEAN trong hợp tác khu vực, ASEAN cần thể hiện tiếng nói thống nhất và trách nhiệm trước các vấn đề an ninh chiến lược ở khu vực, vì hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển ở khu vực.

Trước diễn biến phức tạp ở Biển Đông, hai bên tái khẳng định tầm quan trọng của việc tuân thủ luật pháp quốc tế, Công ước LHQ về Luật biển 1982 (UNCLOS 1982), thực hiện nghiêm túc và đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), kiềm chế không có các hành động làm phức tạp tình hình, không sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực và đẩy mạnh đàm phán thực chất để sớm đạt được Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

Hai bên nhấn mạnh vai trò quan trọng của ASEAN trong việc bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông.

Theo Tuoitre

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp

Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp và có nhiều chính sách đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), song nhìn nhận từ góc độ bao phủ của chính sách vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu của DN, nhất là DN các tuyến huyện, thị xã.

Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại APEC 2024:
Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa

Trong bài phát biểu bằng văn bản tại Hội nghị thượng đỉnh CEO APEC 2024, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết toàn bộ châu Á - Thái Bình Dương đan xen sâu sắc vào cấu trúc toàn cầu hóa kinh tế và hiện là một cộng đồng phụ thuộc lẫn nhau với những lợi ích chung và tương lai chung.

Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa
Cải cách cốt lõi và hợp tác là cần thiết để đảm bảo tương lai APEC

Các cuộc họp chính trong khuôn khổ Tuần lễ Cấp cao APEC 2024 nhằm mục đích cung cấp định hướng chính sách rộng lớn hơn cho các thành viên APEC để tạo ra một môi trường có điều kiện thuận lợi cho thương mại và khai thác hội nhập kinh tế khu vực, tăng trưởng do công nghệ thúc đẩy, cũng như tăng cường đổi mới kinh doanh và việc làm, mang lại chất lượng cuộc sống tốt hơn cho người dân trên khắp khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Cải cách cốt lõi và hợp tác là cần thiết để đảm bảo tương lai APEC
Return to top