ClockThứ Tư, 02/05/2018 22:00

Việt Nam sản xuất năng lượng tái tạo lớn thứ 4 châu Á

TTH - Theo báo cáo vừa được Cơ quan Năng lượng Tái tạo Quốc tế IRENA công bố, trong năm 2017, năng lượng tái tạo toàn cầu là 2.179 gigawatt, tăng 8% so với năm ngoái, trong đó châu Á chiếm gần 2/3 mức gia tăng này.

Đẩy mạnh tăng trưởng tài chính ở châu ÁADB tăng cường hỗ trợ chống nạn rửa tiền ở châu ÁNhu cầu sử dụng than trên thế giới đang chuyển hướng sang châu ÁADB: Châu Á đang tăng trưởng “rất đáng khích lệ”TP.HCM xếp thứ 2 châu Á về tăng trưởng nhanh

Ngành năng lượng tái tạo đang phát triển mạnh ở châu Á. Ảnh: Nikkei

IRENA cho rằng, khi các nền kinh tế châu Á phát triển, nhu cầu năng lượng ngày càng tăng lên. Chính phủ các nước đã tập trung nhiều hơn vào mảng năng lượng tái tạo, bao gồm năng lượng gió, mặt trời, năng lượng sinh học, địa nhiệt và thủy điện - do những lo ngại về việc bảo đảm nguồn cung, biến động giá cả và các vấn đề môi trường.

Đối với châu Á nói chung, bao gồm cả Trung Á, năng lượng tái tạo đã tăng gần gấp đôi trong 5 năm qua. Trung Quốc và Ấn Độ là những nước đóng góp lớn nhất cho sự gia tăng này, tiếp theo sau đó là Nhật Bản.

Đáng chú ý, Việt Nam được IRENA xếp là nước sản xuất năng lượng tái tạo lớn thứ tư châu Á, với ngành mũi nhọn thúc đẩy tăng trưởng là thuỷ điện. Với nguồn tài nguyên nước dồi dào của đất nước, bao gồm cả sông Mê Kông, thủy điện trung bình chiếm khoảng 1/3 tổng sản lượng điện của Việt Nam.

Xếp theo thể loại, 53% năng lượng tái tạo toàn cầu đến từ thủy điện. Năng lượng gió chiếm 24% và năng lượng mặt trời đứng ở vị trí thứ ba với 18%. Tuy vậy, năng lượng mặt trời lại là loại năng lượng tái tạo phát triển nhanh nhất trong năm ngoái, với công suất tăng 32%. Các nhà máy điện mặt trời tương đối dễ lắp đặt và vận hành hơn so với các loại năng lượng tái tạo khác.

Cũng theo IRENA, sự gia tăng các mối lo ngại về môi trường toàn cầu và áp lực từ các nhà đầu tư đã thúc đẩy các ngân hàng đa quốc gia như ING, BNP Paribas và HSBC quy hoạch lại hoặc ngừng tài trợ cho các dự án điện than. Mong muốn có thể tự cung tự cấp năng lượng với khối lượng lớn, cùng với nhu cầu tiêu thụ ngày càng cao hơn, chắc chắn sẽ ngành năng lượng tái tạo sẽ phát triển mạnh trong nhiều năm tới.

TỐ QUYÊN

(Lược dịch từ Nikkei & Asiapost)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số

Đó là chủ đề của hội thảo khoa học quốc tế LSCAC 2024 - Ngôn ngữ, Xã hội, Văn hóa trong bối cảnh châu Á diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại TP. Huế, do Trường cao đẳng Huế phối hợp với Trường đại học Quốc gia Malang (Indonesia), Đại học Hyderabad (Ấn Độ), Đại học Mahasarakham (Thái Lan), Viện Nhân học Văn hoá (Hà Nội) và Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Đông Bắc (Thái Lan) tổ chức.

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số
Châu Á - Thái Bình Dương: Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu

Các chính phủ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần đầu tư vào giáo dục và đào tạo để phát triển toàn diện kiến thức về khí hậu và những kỹ năng xanh cần thiết cho các nền kinh tế carbon thấp, theo Sổ tay Biến đổi khí hậu và giáo dục vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố.

Châu Á - Thái Bình Dương Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu
Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp

Tại huyện A Lưới, công nghệ cao đang được đưa vào áp dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là ở các mô hình chăn nuôi và trồng trọt, đem lại nhiều tín hiệu tích cực cho nền kinh tế địa phương.

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp

TIN MỚI

Return to top