ClockThứ Năm, 05/04/2018 19:44

Đẩy mạnh tăng trưởng tài chính ở châu Á

TTH - Theo nhà chiến lược cao cấp về châu Á và thị trường mới nổi của Morgan Stanley tại Hong Kong Jonathan Garner, châu Á có thể trở thành nhà lãnh đạo toàn cầu về sản xuất và thương mại.

ADB tăng cường hỗ trợ chống nạn rửa tiền ở châu ÁNhu cầu sử dụng than trên thế giới đang chuyển hướng sang châu ÁADB: Châu Á đang tăng trưởng “rất đáng khích lệ”TP.HCM xếp thứ 2 châu Á về tăng trưởng nhanhChâu Á đang phải trả giá vì những phát thải do phương Tây

Song cùng lúc khu vực này cũng là một trong những vùng kinh tế có tốc độ phát triển và hội nhập về tài chính yếu nhất trong tổng số các khu vực kinh tế quan trọng của thế giới. Nguyên nhân chính của vấn đề này được ghi nhận chủ yếu là do các thị trường tiết kiệm dài hạn của châu Á bao gồm: hệ thống lương hưu, chương trình bảo hiểm và các nguồn quỹ tương hỗ vẫn còn kém phát triển.

Nhiều khả năng châu Á sẽ vượt qua Bắc Mỹ để trở thành thị trường chứng khoán hàng đầu thế giới. Ảnh: BW Businessworld

Tuy nhiên, tình hình đang dần chứng kiến sự thay đổi theo chiều hướng tốt đẹp. Trong 10 năm tới, Châu Á được kỳ vọng sẽ đóng vai trò trung tâm trong thị trường tài chính toàn cầu, với nhiệm vụ thúc đẩy hội nhập khu vực. Cụ thể, trong tương lai, giá trị vốn hóa thị trường của châu Á sẽ tăng gấp đôi và đạt mức 56.000 tỷ USD. Sự tăng trưởng mở rộng này sẽ được thể hiện rõ ràng khi khu vực châu Á đóng góp hơn một nửa (56%) mức tăng trưởng của thị trường toàn cầu, theo sau đó là Bắc Mỹ với 29% và Liên minh châu Âu (EU) 11%. Với những dự báo cơ bản này, nhiều khả năng châu Á sẽ vượt qua Bắc Mỹ để trở thành thị trường chứng khoán hàng đầu thế giới.

Ngoài sự đóng góp của các quốc gia thành viên như Trung Quốc, Nhật Bản... hiện có tổng cộng bốn yếu tố chính góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển về tài chính của khu vực châu Á bao gồm:

Tăng thu nhập và của cải

Có thể nói quá trình phát triển được mong đợi ở châu Á diễn ra khá tự nhiên nhờ vào mức độ giàu có và sự đầu tư khéo léo của các nhà đầu tư đang ngày càng gia tăng.

Tăng cường phát triển thương mại và liên kết FDI

Các chuyên gia nhấn mạnh, hội nhập tài chính khu vực được định hình chủ yếu thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài, thương mại hàng hóa và dịch vụ.

Kể từ khi xác định rõ con đường phát triển dài hạn, châu Á đã và đang tiếp tục tăng cường mối quan hệ chặt chẽ với các chuỗi cung ứng và các doanh nghiệp FDI, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho tiến trình đầu tư vào thị trường vốn của khu vực diễn ra suôn sẻ.

Cải cách chính sách về lĩnh vực tài chính

Việc đẩy mạnh quan tâm vào lĩnh vực tài chính xuyên biên giới đang chứng kiến nhiều cải cách nhằm nới lỏng nội dung khung pháp lý, thuế và thể chế để hỗ trợ tích cực cho quá trình phát triển, trong đó bao gồm: khuyến khích tăng cường các khoản tiết kiệm trong các khoản trợ cấp, quỹ tương hỗ và sản phẩm bảo hiểm nhân thọ...

Tiến bộ công nghệ

Một số thay đổi công nghệ đang định hướng quá trình phát triển tài chính theo hướng hội nhập. Đơn cử, Trung Quốc đang dần chuyển hướng sang sử dụng mô hình ngân hàng và đầu tư điện tử, trong lúc Ấn Độ cũng đang phổ biến xu hướng phát triển kỹ thuật số hiện đại...

Mặc dù quá trình định hướng phát triển đã được lên kế hoạch rõ ràng và đang từng bước triển khai, song châu Á vẫn cần thực hiện nhiều thay đổi, nhất là về mặt pháp lý để đảm bảo thị trường tài chính phát triển lâu dài, bền vững, hãng tin The Business Times dẫn lời nhận định của Morgan Stanley cho hay.

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ The Business Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số

Đó là chủ đề của hội thảo khoa học quốc tế LSCAC 2024 - Ngôn ngữ, Xã hội, Văn hóa trong bối cảnh châu Á diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại TP. Huế, do Trường cao đẳng Huế phối hợp với Trường đại học Quốc gia Malang (Indonesia), Đại học Hyderabad (Ấn Độ), Đại học Mahasarakham (Thái Lan), Viện Nhân học Văn hoá (Hà Nội) và Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Đông Bắc (Thái Lan) tổ chức.

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số
Châu Á - Thái Bình Dương: Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu

Các chính phủ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần đầu tư vào giáo dục và đào tạo để phát triển toàn diện kiến thức về khí hậu và những kỹ năng xanh cần thiết cho các nền kinh tế carbon thấp, theo Sổ tay Biến đổi khí hậu và giáo dục vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố.

Châu Á - Thái Bình Dương Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu
Tận tâm với công tác bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở

Với vai trò là Tổ trưởng Tổ an ninh thôn, luôn tận tâm, nhiệt huyết với công tác bảo vệ an ninh trật tự (ANTT) ở cơ sở, anh Đoàn Văn Rinh - chàng trai 9X người Tà Ôi ở vùng cao A Lưới vinh dự được Bộ trưởng Bộ Công an tặng bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện các nghị quyết, chỉ thị về tiếp tục đẩy mạnh xây dựng công an xã, thị trấn đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

Tận tâm với công tác bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở
Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới

Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP29) tổ chức tại Baku (Azerbaijan) từ ngày 11 - 22/11 đưa tính cấp thiết của việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu trở lại chương trình nghị sự quốc tế.

Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top