ClockThứ Năm, 08/08/2019 09:37

Việt Nam trao công hàm phản đối Trung Quốc huấn luyện quân sự trái phép ở Hoàng Sa

Trong tuyên bố chiều 7/8, Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa khi huấn luyện quân sự trái phép ở khu vực này.

Trung Quốc có ý đồ gì khi công bố ảnh đường băng phi pháp ở Hoàng Sa?Mỹ muốn nói chuyện "nghiêm túc" với Trung Quốc về vấn đề Biển ĐôngLên án đích danh Trung Quốc, Việt Nam đã 'truyền cảm hứng' trong họp ASEANNgoại trưởng Malaysia: ASEAN muốn tàu chiến rút bớt khỏi Biển ĐôngPhó thủ tướng nêu lập trường Biển Đông của Việt Nam với Ngoại trưởng Trung Quốc

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng. Ảnh: NHẬT ĐĂNG

Trước đó, Cục Hải sự Hải Nam (Trung Quốc) ngày 5/8 ngang nhiên ra thông báo cấm các tàu thuyền vào hai khu vực thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam để phục vụ cho cuộc huấn luyện quân sự bắn đạn thật kéo dài trong hai ngày 6 và 7/8.

Trong hai thông báo riêng lẻ được đăng trên trang web chính thức ngày 5/8, Cục Hải sự Hải Nam chỉ nói đến việc cấm tàu thuyền để "phục vụ huấn luyện quân sự", không nhắc đến các lực lượng và khí tài tham gia tập trận.

Trả lời câu hỏi của phóng viên về thông tin Trung Quốc huấn luyện quân sự ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng ngày 7/8 nêu rõ: "Như đã nhiều lần khẳng định, Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế".

Nhận định về thông tin trên, bà Lê Thị Thu Hằng cho biết Bộ Ngoại giao xem đợt huấn luyện quân sự này là sự "xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam" đối với Hoàng Sa. Việt Nam cũng đã có động thái phản đối chính thức gửi Trung Quốc.

"Ngày 7/8/2019, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã giao thiệp và trao công hàm phản đối hành động vi phạm nêu trên của phía Trung Quốc" - bà Hằng nêu. 

Động thái huấn luyện quân sự trái phép của Trung Quốc ở quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam càng khiến tình hình Biển Đông thêm phức tạp, vì diễn ra không lâu sau khi Việt Nam phản đối việc Bắc Kinh triển khai tàu khảo sát Hải Dương 8 vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa phía nam Việt Nam.

Theo Tuoitre

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam

Dừng bước ở tứ kết trước U23 Iraq với tỷ số sít sao 0-1, U23 Việt Nam phần nào cho thấy những nỗ lực lớn, hoàn thành được mục tiêu tối thiểu trong tình thế khó khăn của bóng đá nước nhà. Các cầu thủ trẻ có tiềm năng phát triển nếu được trọng dụng và tạo điều kiện cọ xát.

Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam
Học giả Argentina ca ngợi chiến thắng 30/4/1975 của Việt Nam

Ngày 30/4/1975, ngày Việt Nam hoàn toàn thống nhất là một sự kiện vô cùng trọng đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam và lịch sử thế giới, điều phối viên Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Viện Quan hệ quốc tế Đại học quốc gia La Plata, Argentina, ông Ezequiel Ramoneda khẳng định.

Học giả Argentina ca ngợi chiến thắng 30 4 1975 của Việt Nam
Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Cách đây 70 năm, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến trường kỳ chín năm chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ.

Sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ
Đón dòng vốn FDI dịch chuyển sang Việt Nam

Năm 2024 được dự báo là điểm khởi đầu của làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lần thứ tư vào Việt Nam. Nhiều địa phương đã chủ động chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết để sẵn sàng đón dòng vốn ngoại, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Đón dòng vốn FDI dịch chuyển sang Việt Nam
Return to top