ClockThứ Hai, 01/10/2018 20:24

WB, IMF và WTO thúc đẩy tự do hóa trong thương mại dịch vụ

TTH - Trong một báo cáo chung vừa được công bố ngày 30/9 của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB) và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), các thể chế tài chính quốc tế này cho biết các rào cản trong thương mại dịch vụ hiện nay vẫn ở mức cao gần bằng với thương mại hàng hóa cách đây nửa thế kỷ, từ đó kêu gọi thúc đẩy tự do hóa ngành dịch vụ toàn cầu.

WB: Cần hành động nhiều hơn để xóa đói giảm nghèoHội nghị IMF-WB dự kiến ​​thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Bali

Thương mại dịch vụ có vai trò quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu. Ảnh: Devdiscourse

Báo cáo “Phục hồi thương mại và tăng trưởng tổng thể” được IMF, WB và WTO đưa ra cho thấy, thương mại dịch vụ chiếm khoảng 2/3 GDP và việc làm trên toàn cầu. Tuy nhiên, việc mở cửa các lĩnh vực dịch vụ có sự cạnh tranh nước ngoài một cách hạn chế đang cản trở tăng trưởng thương mại và năng suất trong toàn ngành và trong nền kinh tế rộng lớn hơn.

“Việc các nước mở cửa cho cạnh tranh quốc tế trong lĩnh vực dịch vụ theo nhiều cách khác nhau là điều quan trọng, bao gồm thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và hoạt động của các công ty thành viên nước ngoài, cũng như sự dịch chuyển tạm thời của người lao động xuyên biên giới”, WB và WTO nhấn mạnh.

Các thể chế tài chính quốc tế này cũng khẳng định rằng, việc tăng cường các dịch vụ được cải tiến sẽ thúc đẩy năng suất và tăng trưởng thu nhập trên toàn nền kinh tế. Báo cáo chung của IMF, WB và WTO cũng nhấn mạnh đến quy mô và vai trò của thương mại dịch vụ trong hiệu quả kinh tế tổng thể. “Mặc dù ít được đánh giá cao, nhưng rõ ràng có sự tương tác giữa việc cải cách dịch vụ và hiệu suất sản xuất”, báo cáo nêu rõ.

Trích dẫn một nghiên cứu năm 2017, báo cáo cho rằng tự do hóa thương mại dịch vụ có thể nâng cao năng suất sản xuất trung bình 22% trên 57 quốc gia, trong đó các nước có môi trường thể chế mạnh hơn sẽ đạt được lợi ích lớn hơn.

Theo ông Alexander Keck, chuyên gia kinh tế trưởng của Oracle, ngành dịch vụ có đóng góp to lớn cho tăng trưởng và thương mại, bao gồm cả thương mại sản xuất. Trên thực tế, khoảng cách giữa các cam kết loại bỏ rào cản trong thương mại dịch vụ với các chính sách thực tế được áp dụng là rất lớn. Tuy nhiên, trong một số thỏa thuận khu vực, khoảng cách này đã được thu hẹp, nhà kinh tế trưởng Keck cho biết, đồng thời nhiều nước đã tiến xa hơn trong việc tạo ra môi trường thương mại dịch vụ ổn định và chắc chắn hơn, giữa thời điểm mà sự bất ổn kinh tế đã tăng lên rất nhiều, thậm chí còn ở mức cao hơn so với trước khủng hoảng tài chính.

Báo cáo chung của IMF, WB và WTO xác định các lĩnh vực mà thương mại có tiềm năng đóng góp đặc biệt mạnh mẽ vào tăng trưởng năng suất và tăng trưởng kinh tế nói chung. mặc dù lĩnh vực thương mại gần đây đã phần nào hồi phục, nhưng sự chậm lại kéo dài trong tốc độ cải cách thương mại đang gây ra những ảnh hưởng lan rộng và dẫn tới nhiều nguy cơ cho “sức khoẻ và độ bền” của sự phục hồi kinh tế toàn cầu. Trong bối cảnh đó, báo cáo cho rằng đã đến lúc cần tái đầu tư vào thương mại toàn cầu dựa trên các quy tắc mở.

TỐ QUYÊN

(Lược dịch từ The Devdiscourse & The Economic Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

COP29: Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu

Cuối tuần qua, các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực công nghệ và môi trường tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu COP29 của Liên hợp quốc (LHQ) đang diễn ra ở Baku (Azerbaijan) đã thông qua một tuyên bố cam kết sử dụng công nghệ số để đẩy nhanh hành động vì khí hậu. Đồng thời, tuyên bố cũng cam kết nỗ lực giảm lượng khí thải carbon và ô nhiễm từ các hoạt động sản xuất công nghệ và giải quyết vấn đề rác thải điện tử đang ngày càng gia tăng.

COP29 Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu
Giới lãnh đạo doanh nghiệp APEC kêu gọi hành động để thúc đẩy tăng trưởng bền vững

Trước thềm cuộc đối thoại thường niên giữa các thành viên Hội đồng Tư vấn doanh nghiệp APEC (ABAC) với các nhà lãnh đạo APEC sẽ diễn ra ở Peru vào cuối tuần này, giới lãnh đạo doanh nghiệp từ khắp khu vực châu Á - Thái Bình Dương kêu gọi các nhà lãnh đạo APEC có hành động quyết đoán hơn để thúc đẩy tăng trưởng bền vững và toàn diện giữa những thách thức xuyên biên giới hiện nay.

Giới lãnh đạo doanh nghiệp APEC kêu gọi hành động để thúc đẩy tăng trưởng bền vững
Kích cầu nguồn lực, thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo

Chính sách hỗ trợ cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo luôn là đòn bẩy giúp các chủ thể này tạo dựng, hình thành môi trường tốt để sáng tạo ra những ý tưởng mới, sản phẩm mới.

Kích cầu nguồn lực, thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo

TIN MỚI

Return to top