ClockThứ Sáu, 06/07/2018 06:49

WHO: Chăm sóc sức khỏe kém chất lượng xuất hiện ở tất cả các quốc gia

TTH.VN - Chăm sóc sức khỏe không hiệu quả là một hiện tượng toàn cầu, làm tăng gánh nặng bệnh tật và lãng phí các nguồn tài nguyên khan hiếm, các chuyên gia Liên Hiệp quốc (LHQ) ngày 5/7 cho biết.

ADB, Lào ký thỏa thuận hỗ trợ cải cách ngành y tếLHQ kêu gọi hệ thống y tế mạnh mẽ, tập trung vào con ngườiBao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân sẽ hạn chế rủi ro tài chínhĐông Nam Á: Ứng dụng y tế điện tử đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ người dânWB: 1,1 tỷ người “vô hình”, thiếu danh tính chính thức

Ảnh minh hoạ. Nguồn: CNN

Trong một báo cáo mới, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác đã trích dẫn những vấn đề của việc cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng ở tất cả các quốc gia thành viên của LHQ.

Phát hiện này là quan trọng bởi vì, mặc dù các quốc gia đã cam kết cung cấp bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân đến năm 2030, kết quả “vẫn sẽ là kém” và không có sự chăm sóc hiệu quả, WHO khẳng định.

"Việc chẩn đoán không chính xác, sai sót về thuốc, điều trị không phù hợp hoặc không cần thiết, cơ sở hoặc thực hành lâm sàng không đầy đủ hoặc không an toàn, hay các nhà cung cấp thiếu đào tạo và chuyên môn đầy đủ xuất hiện ở tất cả các quốc gia", WHO nói trong một tuyên bố.

Thách thức là lớn nhất ở những quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, nơi 10% bệnh nhân bệnh viện bị nhiễm trùng trong suốt thời gian nằm viện, so với 7% ở những nơi khác. Hơn nữa, ở một số quốc gia nghèo hơn, các hướng dẫn lâm sàng được theo dõi ở chưa đến 50% ca bệnh, theo báo cáo của WHO, Ngân hàng Thế giới (WB) và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).

Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng cho thấy, thực hành lâm sàng không đầy đủ cũng “phổ biến” ở các phòng khám tư nhân và công cộng tại một số quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, với một số nghiên cứu chỉ ra độ chính xác chẩn đoán thấp chỉ 34%.

Đảm bảo chất lượng chăm sóc sức khỏe cho tất cả mọi người là điều cần thiết, bởi điều này không những sẽ ngăn ngừa sự đau khổ, mà còn giúp tăng năng suất kinh tế. Hơn nữa, thất bại trong việc điều trị người bệnh sẽ dẫn đến áp lực tài chính gia tăng đối với các gia đình và hệ thống y tế, với số tiền lên tới hàng nghìn tỷ USD mỗi năm, báo cáo lưu ý thêm.

Thanh Ngân (Lược dịch từ UN News)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

COP29: WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu

Ngay trước thềm Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lên tiếng kêu gọi chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, đồng thời ủng hộ sự thích ứng và phục hồi lấy con người làm trung tâm.

COP29 

WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu
WHO triển khai chiến lược toàn cầu ứng phó với bệnh sốt xuất huyết

Tin từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết tổ chức này vừa khởi động Kế hoạch chiến lược toàn cầu nhằm chuẩn bị, sẵn sàng và ứng phó với bệnh sốt xuất huyết và các bệnh truyền nhiễm khác gây ra bởi arbovirus (virus lây truyền từ động vật chân đốt, ví dụ như muỗi Aedes).

WHO triển khai chiến lược toàn cầu ứng phó với bệnh sốt xuất huyết

TIN MỚI

Return to top