ClockThứ Tư, 19/10/2016 06:35

WHO kêu gọi viện trợ 22 triệu USD giúp Yemen đối phó với dịch tả

TTH.VN - Tổng cộng có 340 trường hợp nghi ngờ mắc dịch tả đã được ghi nhận tại Yemen tính đến ngày 17/10, nhưng không có trường hợp tử vong nào được báo cáo cho đến nay, WHO cho biết.

UNICEF: Dịch tả bùng phát ở YemenNội chiến Yemen: Những tổn thất dân sự và kinh tế

Trẻ em Yemen trong một bệnh viện kiểm tra bệnh tiêu chảy/dịch tả. Ảnh: AP

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) kêu gọi các nhà tài trợ quốc tế cung cấp hàng triệu USD viện trợ tài chính, nhằm giúp các tổ chức đối phó với dịch tả ở quốc gia bị khủng hoảng tàn phá Yemen, WHO cho biết trong một tuyên bố hôm qua (18/10).

Theo WHO, có tổng cộng 340 trường hợp nghi ngờ mắc tả đã được ghi nhận tại Yemen tính đến ngày 17/10, tuy nhiên chưa có trường hợp tử vong nào đã được báo cáo cho đến nay. "Tổ chức Y tế Thế giới và s các đối tác về y tế khẩn trương yêu cầu sự hỗ trợ từ cộng đồng tài trợ quốc tế để có thể ngăn chặn sự lây lan của dịch tiêu chảy / dịch tả tại Yemen. Tổng cộng cần 22,35 triệu USD theo yêu cầu của Bộ Y tế và các nước, trong đó cần ngay 16,6 triệu USD", tuyên bố nêu rõ.

WHO cho biết thêm rằng cps hơn 7,6 triệu người sống trong các khu vực bị ảnh hưởng, trong đó có 3 triệu người di tản.

Kể từ năm 2014, quốc gia Trung Đông này bị nhận chìm trong một cuộc xung đột quân sự giữa chính phủ do Tổng thống Abd Rabbuh Mansur Hadi lãnh đạo và nhóm nổi loạn Shiite Houthicủa đất nước - lực lượng đối lập chính của Yemen, những người đã được hỗ trợ bởi các đơn vị quân đội trung thành với cựu Tổng thống Ali Abdullah Saleh. Kể từ tháng 3/2015, một liên minh do Saudi Arabia đã tiến hành các cuộc không kích vào các vị trí theo yêu cầu Houthi Hadi. Bạo lực tiếp diễn ở Yemen đã dẫn đến một cuộc khủng hoảng nhân đạo quy mô lớn. Theo Điều phối viên thường trú của LHQ và Điều phối viên nhân đạo tại Yemen Jamie McGoldrick, hơn 13 triệu người Yemen đang cần giúp đỡ ngay lập tức.

 Bảo Nghi (Lược dịch từ Sputnik & Foxnews)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức

Từ ngày 26 - 29/11, các đoàn đại biểu từ hơn 110 quốc gia đang tập trung ở Thủ đô Bangkok, Thái Lan để đưa ra các lộ trình quốc gia và đàm phán một tuyên bố chung về sức khỏe răng miệng tại Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu đầu tiên, do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tổ chức.

Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức
COP29: WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu

Ngay trước thềm Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lên tiếng kêu gọi chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, đồng thời ủng hộ sự thích ứng và phục hồi lấy con người làm trung tâm.

COP29 

WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu
Return to top