ClockChủ Nhật, 16/06/2019 07:08

WHO không ban bố tình trạng khẩn cấp đối với dịch Ebola ở Congo

TTH.VN - Hội đồng Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa ra quyết định sẽ không ban bố tình trạng khẩn cấp đối với dịch Ebola ở Cộng hòa Congo, bất chấp việc ổ dịch đã lây lan sang Uganda vào đầu tuần này.

Dịch Ebola tại Congo báo động với hơn 1.000 người tử vongHàn Quốc ủng hộ 500.000 USD để đối phó với dịch Ebola ở CongoBáo động số người tử vong do đại dịch Ebola tại CHDC CongoĐại dịch Ebola lây lan mạnh ở CongoCongo áp dụng thêm 4 phương pháp trị bệnh Ebola

Con đường dẫn đến biên giới Mpondwe nối liên Uganda và Congo. Ảnh: Japan Times

Dịch Ebola ở Congo được xem là dịch bệnh nghiêm trọng thứ hai trong lịch sử. Kể từ tháng 8/2018, quốc gia này ghi nhận 2.108 trường hợp mắc bệnh, trong đó có 1.411 ca tử vong. Hiện ổ dịch đã lây lan sang Uganda với 3 trường hợp ghi nhận có bệnh. Tất cả các bệnh nhân đều đến từ Congo, 2 trong số 3 người đã tử vong.

Trong một tuyên bố, hội đồng gồm 13 chuyên gia y tế độc lập thuộc Ủy ban khẩn cấp của WHO đã kêu gọi các nước láng giềng “có nguy cơ lây nhiễm bệnh” từ Congo nhanh chóng triển khai kế hoạch phát hiện ổ dịch sớm nhất, cũng như quản lý tốt hơn tình hình nhập cảnh. Mặc dù tuyên bố PHEIC (khẩn cấp y tế công cộng về mối quan tâm quốc tế) này được ủy ban nhận định là quan trọng nhất, song biện pháp này cũng gây ra rất nhiều thiệt hại. Cụ thể, một tuyên bố như vậy sẽ tạo ra nhiều hạn chế đối với việc đi lại hoặc buôn bán của Congo, từ đó ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế nước này.

Tính đến thời điểm hiện tại, chỉ có 4 đại dịch được tuyên bố là trường hợp khẩn cấp, bao gồm cả đại dịch Ebola nghiêm trọng xảy ra ở Tây Phi vào năm 2014 – 2016. Ba đại dịch còn lại là đại dịch cúm năm 2009, bại liệt năm 2014 và Zika 2016.

Đan Lê (Lược dịch từ Japan Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức

Từ ngày 26 - 29/11, các đoàn đại biểu từ hơn 110 quốc gia đang tập trung ở Thủ đô Bangkok, Thái Lan để đưa ra các lộ trình quốc gia và đàm phán một tuyên bố chung về sức khỏe răng miệng tại Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu đầu tiên, do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tổ chức.

Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức
COP29: WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu

Ngay trước thềm Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lên tiếng kêu gọi chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, đồng thời ủng hộ sự thích ứng và phục hồi lấy con người làm trung tâm.

COP29 

WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu
Không để dịch bệnh mùa bão lũ bùng phát

Ngày 7/11, Sở Y tế cho biết vừa ban hành công văn yêu cầu tăng cường phòng chống dịch trước, trong và sau các đợt mưa lũ đối với các đơn vị trực thuộc và 9 trung tâm y tế (TTYT) huyện, thị, thành phố. Tinh thần chỉ đạo chú trọng việc không để dịch bệnh bùng phát trong cộng đồng.

Không để dịch bệnh mùa bão lũ bùng phát
Return to top