Thế giới
Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO):

Thiệt hại về con người, kinh tế, môi trường do biến đổi khí hậu đang tăng

ClockChủ Nhật, 23/04/2023 07:56
TTH.VN - Theo báo cáo Tình trạng Khí hậu Toàn cầu mới nhất vừa được Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) của Liên Hiệp Quốc công bố, diễn biến không ngừng của biến đổi khí hậu đã gây ra thêm nhiều đợt hạn hán, lũ lụt và sóng nhiệt đối với các cộng đồng trên khắp thế giới hồi năm ngoái, làm gia tăng mối đe dọa đối với cuộc sống và sinh kế của người dân.

Nhiệt độ thế giới có thể cao kỷ lục vào năm 2023Hạn hán chớp nhoáng đang trở thành hiện tượng “bình thường mới”

leftcenterrightdel
 Lũ lụt nghiêm trọng đã gây ra thiệt hại lớn tại tỉnh Balochistan, Pakistan hồi tháng 8/2022. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Trong đó, báo cáo cho thấy, 8 năm qua là 8 năm nóng nhất từng được ghi nhận, cùng với đó là tình trạng mực nước biển dâng và sự nóng lên của đại dương chạm mức cao mới. Mức độ kỷ lục của khí thải nhà kính đã gây ra “những thay đổi quy mô hành tinh trên đất liền, trong đại dương và trong bầu khí quyển”.

Nhận định về vấn đề này, Tổng Thư ký WMO, ông Petteri Taalas cho biết, trong bối cảnh lượng khí thải nhà kính gia tăng và khí hậu đang biến đổi, “dân số trên toàn thế giới tiếp tục bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi các hiện tượng thời tiết và khí hậu cực đoan”.

Ông Petteri Taalas lưu ý, trong năm 2022, “hạn hán liên tục ở khu vực Đông Phi, lượng mưa phá vỡ kỷ lục tại Pakistan, và những đợt sóng nhiệt phá vỡ kỷ lục ở Trung Quốc và khu vực châu Âu đã ảnh hưởng đến hàng chục triệu người, dẫn đến tình trạng mất an ninh lương thực, thúc đẩy di cư hàng loạt, gây tổn thất và thiệt hại hàng tỷ USD”.

Qua đó, WMO nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đầu tư vào các hệ thống giám sát khí hậu và cảnh báo sớm, nhằm giúp giảm thiểu những tác động của thời tiết cực đoan. Báo cáo nói trên cũng chỉ ra, ngày nay, công nghệ được cải tiến giúp quá trình chuyển đổi sang năng lượng tái tạo trở nên “rẻ hơn và dễ tiếp cận hơn bao giờ hết”.

Được biết, báo cáo mới nhất của WMO đã xem xét nhiều tác động kinh tế xã hội của thời tiết cực đoan, đã tàn phá cuộc sống của những người dễ bị tổn thương nhất trên thế giới. Trong đó, 5 năm hạn hán liên tiếp ở khu vực Đông Phi, cùng với các yếu tố khác như xung đột vũ trang, đã gây ra tình trạng mất an ninh lương thực trầm trọng đối với 20 triệu người trên khắp khu vực này.

Bên cạnh đó, lũ lụt trên diện rộng xảy ra ở Pakistan do mưa lớn vào tháng 7 và tháng 8 năm ngoái đã cướp đi sinh mạng của hơn 1.700 người, trong khi khoảng 33 triệu người bị ảnh hưởng. Cũng theo WMO, tổng thiệt hại và tổn thất kinh tế đã được ước tính ở mức 30 tỷ USD; và đến tháng 10/2022, khoảng 8 triệu người đã phải di dời trong nước do các trận lũ nghiêm trọng.

Đáng chú ý, trong một thông điệp nhân Ngày Trái đất (22/4) năm nay, Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc, ông Antonio Guterres cảnh báo: “Đa dạng sinh học đang suy giảm, khi một triệu loài đang đứng trước bờ vực tuyệt chủng”; đồng thời nhấn mạnh rằng, chúng ta có các công cụ, kiến thức và giải pháp để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

LÊ THẢO (Lược dịch từ UN News)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Chung tay gìn giữ môi trường”

Được triển khai vào cuối tháng 9 vừa qua, mô hình “Chung tay gìn giữ môi trường” giai đoạn 2024 – 2025 do Công ty cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Huế (HEPCO) phối hợp cùng Ban Dân vận Thành ủy Huế thực hiện đang cho thấy những tín hiệu tích cực trong hoạt động bảo vệ môi trường tại các khu dân cư.

“Chung tay gìn giữ môi trường”
Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới

Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP29) tổ chức tại Baku (Azerbaijan) từ ngày 11 - 22/11 đưa tính cấp thiết của việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu trở lại chương trình nghị sự quốc tế.

Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới
Return to top