Thế giới

Nhiệt độ thế giới có thể cao kỷ lục vào năm 2023

ClockThứ Bảy, 22/04/2023 10:20
TTH.VN - Các nhà khoa học khí hậu cho biết, do tác động của biến đổi khí hậu và sự trở lại của hiện tượng thời tiết El Nino, thế giới có thể phá vỡ kỷ lục nhiệt độ trung bình mới vào năm 2023 hoặc 2024.

Hạn hán chớp nhoáng đang trở thành hiện tượng “bình thường mới”Pháp có thể đối mặt sự gia tăng các đợt bùng phát sốt xuất huyết do biến đổi khí hậuQuốc gia đông dân thứ hai thế giới đối mặt với thời tiết cực đoan gia tăngChâu Âu ấm bất thường trong mùa đông

leftcenterrightdel
 Hành động tiêu cực của con người tiếp tục làm nhiệt độ thế giới nóng lên. Ảnh minh hoạ: Reuters/Nhân dân

Các mô hình khí hậu chỉ ra rằng, sau 3 năm của kiểu thời tiết La Nina ở Thái Bình Dương, thường làm giảm nhẹ nhiệt độ toàn cầu, thế giới sẽ trải qua sự quay trở lại của El Nino, hiện tượng nhiệt độ tăng khiến thời tiết nóng lên.

Trong El Nino, gió thổi về phía Tây dọc theo đường xích đạo chậm lại và nước ấm bị đẩy về phía Đông, tạo ra nhiệt độ bề mặt đại dương ấm hơn.

“El Nino thường liên quan đến việc phá vỡ kỷ lục nhiệt độ ở cấp toàn cầu. Hiện vẫn chưa biết điều này sẽ xảy ra vào năm 2023 hay 2024. Nhưng khả năng cao chúng sẽ xảy ra”, Carlo Buontempi, Giám đốc Cơ quan theo dõi khí hậu của Liên minh châu Âu (EU- Copernicus) chia sẻ.

Các mô hình khí hậu cho thấy hiện tượng El Nino quay trở lại vào cuối mùa hè ở miền bắc và khả năng hiện tượng này sẽ mạnh lên vào cuối năm.

Được biết, đến nay, năm nóng nhất thế giới được ghi nhận là 2016, trùng với thời điểm chứng kiến hiện tượng El Nino mạnh - mặc dù biến đổi khí hậu đã thúc đẩy nhiệt độ khắc nghiệt ngay cả trong những năm không có hiện tượng này.

Tám năm qua là tám năm nóng nhất đã ghi nhận trên thế giới. Điều này phản ánh xu hướng nóng lên trong thời kỳ dài hạn, do phát thải nhà kính gây ra.

Các chuyên gia nhận định, nhiệt độ cao do El Nino gây ra có thể làm trầm trọng thêm các tác động của biến đổi khí hậu mà các nước đang phải trải qua, bao gồm các đợt nắng nóng nghiệm trọng, hạn hán và cháy rừng. Nếu El Nino phát triển, rất có thể năm 2023 sẽ nóng hơn 2016, nếu xét đến việc thế giới tiếp tục nóng lên do con người tiết tục đốt nhiên liệu hoá thạch.

Các nhà khoa học ở Cơ quan Copernicus của EU vừa công bố một báo cáo đánh giá tình trạng khí hậu cực đoan mà thế giới đã trải qua vào năm 2022, năm nóng thứ năm được ghi nhận.

Copernicus cũng cho biết thêm, nhiệt độ trung bình toàn cầu của thế giới hiện cao hơn 1,2oC so với thời tiền công nghiệp.

Mặc dù hầu hết các nhà phát thải lớn trên thế giới cam kết cuối cùng sẽ cắt giảm lượng khí thải ròng về mức 0, song lượng khí thải CO2 toàn cầu ghi nhận vào năm ngoái vẫn tiếp tục tăng.

Đan Lê (Lược dịch từ Reuters)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cần nỗ lực chung toàn cầu để xây dựng tương lai số

Phát biểu tại Hội nghị cấp cao Internet thế giới 2024 (WIC) diễn ra tại thị trấn cổ Ô Trấn (Wuzhen, Trung Quốc), Phó Thủ tướng Trung Quốc Đinh Tiết Tường nhấn mạnh: Cộng đồng quốc tế phải cùng nhau giải quyết các vấn đề như khoảng cách số và tình hình an ninh mạng nghiêm trọng, đồng thời xây dựng một tương lai số tốt đẹp hơn.

Cần nỗ lực chung toàn cầu để xây dựng tương lai số
Diễn đàn Đô thị thế giới lần thứ 12: Tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng nhà ở toàn cầu

Trong bối cảnh dân số thế giới di chuyển không ngừng và nhanh chóng đến các thành phố, giải pháp để đảm bảo môi trường đô thị bền vững và an toàn cho người dân sẽ là một trong những nội dung được tập trung giải quyết tại Diễn đàn Đô thị thế giới lần thứ 12. Sự kiện đang được tổ chức từ ngày 4 - 8/11 tại Thủ đô Cairo, Ai Cập.

Diễn đàn Đô thị thế giới lần thứ 12 Tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng nhà ở toàn cầu
Return to top