Thế giới

Thiếu hụt lao động, Australia cân nhắc tăng hạn ngạch nhập cư

ClockThứ Năm, 18/08/2022 13:29
TTH.VN - Australia dự kiến sẽ ​​nâng hạn ngạch nhập cư vào nước này lên mức kỷ lục 200.000 người/năm nhằm cố gắng đối phó với tình trạng thiếu lao động trầm trọng, gây tác động xấu đến nhiều doanh nghiệp hiện nay, tin từ Straitstimes cho biết.

Thiếu nhân công, Australia dự kiến tái khởi động tiếp nhận người di cưChính phủ Hàn Quốc sẽ tăng hạn ngạch lao động nước ngoàiDu lịch phục hồi - hàng không toàn cầu “đau đầu” vì thiếu nhân lực

Australia đang đối mặt với tình trạng thiếu lao động nghiêm trọng ở nhiều ngành nghề. Ảnh minh hoạ: Thanhnien

Bất chấp việc mở lại biên giới vào đầu năm nay, tình trạng thiếu hụt lao động do các lệnh đóng cửa liên quan đến COVID-19 trong năm 2020 tại Australia đã trở nên tồi tệ hơn khi nền kinh tế dần phục hồi.

Tỷ lệ thất nghiệp của Australia hiện ở mức 3,5% - mức thấp nhất trong gần 50 năm - và dự kiến ​​sẽ giảm xuống dưới 3%. Nhưng dấu hiệu đáng mừng về nền kinh tế của quốc gia này cũng phản ánh tình trạng khan hiếm lao động ngày càng tăng, khiến một số doanh nghiệp phải nhận ít việc hơn hoặc thậm chí phải đóng cửa do thiếu nhân viên.

Để giải quyết vấn đề này, Chính phủ Australia được cho là đang cân nhắc việc nâng mức trần nhập cư hàng năm lên 180.000 - 200.000 người, từ hạn ngạch hiện tại là 160.000 người. Năm ngoái, các nguồn nhập cư lớn nhất vào Australia là Trung Quốc và Ấn Độ - với khoảng 22.000 người mỗi nước, tiếp theo là Vương quốc Anh, Philippines, Việt Nam, Mỹ và Nepal.

Được biết, Australia đang thiếu hụt lực lượng lao động là các nhân viên CNTT, bác sĩ, y tá, và nhân viên trong các ngành khách sạn, thương mại và sản xuất.

Trước thực trạng đó, Hội đồng Kinh doanh nước này đã kêu gọi chính phủ tạo điều kiện dễ dàng và nhanh chóng hơn cho những người di cư có tay nghề cao được tuyển dụng và được cấp chứng nhận thường trú nhân.

Bà Jennifer Westacott, Giám đốc Hội đồng Kinh doanh Australia cho rằng các nhà chức trách cần nhanh chóng giải quyết tình trạng tồn đọng đơn xin thị thực ngày càng tăng vì “chúng tôi không có đủ người để làm hết mọi việc”. Bà cũng khuyến nghị “cần chuyển từ việc di cư ngắn hạn, đột xuất sang một hệ thống có kế hoạch dài hạn”.

Sự thiếu hụt nhân công đã góp phần thúc đẩy tốc độ tăng lương nhanh nhất ở Australia kể từ năm 2014. Dữ liệu chính thức được công bố hôm qua (17/8) cho thấy tiền lương ở nước này đã tăng 2,6% trong năm qua, và dự kiến ​​sẽ sớm vượt quá 3%.

Hồi đầu tuần, Phòng Thương mại và Công nghiệp Australia cho biết việc thúc đẩy lượng người nhập cư là rất quan trọng để đảm bảo các doanh nghiệp có thể đáp ứng được nhu cầu làm việc hiện tại. Tổ chức này đang ủng hộ việc nâng lượng người nhập cư lành nghề lên 200.000 người/năm trong ít nhất 2 năm tới.

“Khi cuộc chạy đua toàn cầu để thu hút những người di cư có tay nghề cao đang nóng lên, chúng tôi không thể mạo hiểm tụt lại phía sau”, Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Australia, ông Andrew McKellar nói. Ông cũng cho biết “các doanh nghiệp ở mọi quy mô trong mọi lĩnh vực đang báo cáo những rào cản đáng kể để có được lực lượng lao động có kỹ năng mà họ cần, buộc họ phải hoạt động dưới công suất hoặc đóng cửa hoàn toàn”.

Chính phủ Australia không cam kết về một mục tiêu nhập cư mới nhưng dự kiến ​​sẽ thảo luận về sự cần thiết phải nâng hạn ngạch tại Hội nghị Việc làm và Kỹ năng sắp tới. Hội nghị sẽ được tổ chức vào ngày 1/9-2/9, theo cam kết vận động bầu cử của Thủ tướng Anthony Albanese, người đã hứa sẽ triệu tập một cuộc họp của các công đoàn, người sử dụng lao động, xã hội dân sự và các quan chức tiểu bang và liên bang để thảo luận về những thách thức kinh tế của Australia.

Trong bối cảnh tình trạng thiếu hụt lao động hiện diễn ở khắp các lĩnh vực, từ các ngành nghề truyền thống, sản xuất tiên tiến, bán lẻ, cho đến du lịch, công nghệ, chăm sóc người già, bác sĩ, y tá… Bộ trưởng Kỹ năng và Đào tạo Australia, ông Brendan O'Connor, bày tỏ mong muốn các kỹ năng và trình độ của người di cư sẽ được công nhận dễ dàng hơn, theo đó đề xuất cung cấp cho những người mới nhập cư chương trình “đào tạo bắc cầu”, thay vì buộc họ phải học lại.

Các nhà lãnh đạo công đoàn cũng ủng hộ các động thái nhằm thu hút người di cư, nhưng kêu gọi Chính phủ cần đầu tư nhiều hơn vào đào tạo kỹ năng để đảm bảo đất nước không sử dụng lao động nước ngoài thay thế cho việc giáo dục và đào tạo lực lượng lao động trong nước.

Được biết, các hạn mức nhập cư mới dự kiến ​​sẽ được hoàn thành trước khi chính phủ của Thủ tướng Albanese công bố ngân sách đầu tiên vào tháng 10 tới.

BẢO NGHI (Lược dịch từ Straitstimes)

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Australia tiếp tục hỗ trợ UNDP giải quyết các thách thức phát triển toàn cầu

Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) ngày 18/12 cho hay, Chính phủ Australia vừa đóng góp 13 triệu đô la Australia (tương đương 8,4 triệu USD) vào các nguồn lực cốt lõi của UNDP cho năm 2024. Đóng góp đáng kể này thể hiện cam kết liên tục của Australia đối với sự phát triển bền vững và quan hệ đối tác với UNDP.

Australia tiếp tục hỗ trợ UNDP giải quyết các thách thức phát triển toàn cầu
Chênh lệch lương theo giới tính ở Australia được thu hẹp

Báo cáo mới của Chính phủ Australia cho biết khoảng cách lương theo giới tính ở nước này đã thu hẹp theo từng năm, mặc dù vẫn chênh lệch ở mức hơn 20% tại các công ty tư nhân ở Australia, và trung bình mỗi năm, nhân viên nữ vẫn kiếm được ít hơn 28.425 AUD so với đồng nghiệp nam của họ.

Chênh lệch lương theo giới tính ở Australia được thu hẹp
Để tăng lương, không tăng lo

Điệp khúc “lương chưa tăng, giá đã tăng” tiếp tục đặt ra những thách thức, đòi hỏi phải có giải pháp bình ổn, điều hành giá, sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân… để người được thụ hưởng yên tâm, mức lương mới sẽ tạo động lực thúc đẩy tăng năng suất lao động.

Để tăng lương, không tăng lo
Thị trường bình ổn sau tăng lương

Trước thời điểm tăng lương không xảy ra tình trạng đầu cơ, tích trữ; sau thời điểm tăng lương, giá các mặt hàng thiết yếu hầu như không biến động là tín hiệu thị trường Thừa Thiên Huế những ngày qua.

Thị trường bình ổn sau tăng lương
Return to top