Thế giới

Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu công tác tái thiết sau thảm họa động đất

ClockThứ Bảy, 25/02/2023 09:50
Ngày 24/2, giới chức Thổ Nhĩ Kỳ cho biết nước này đã khởi động giai đoạn đầu công tác tái thiết sau trận động đất kinh hoàng xảy ra trong tháng này.

Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và SyriaThỏa thuận ngũ cốc Biển Đen có thể được thảo luận ở cấp cao nhất giữa Nga và Thổ Nhĩ KỳThổ Nhĩ Kỳ dừng phần lớn chiến dịch cứu hộ các nạn nhân động đấtNgười dân Thổ Nhĩ Kỳ cảm ơn lực lượng cứu nạn quân đội Việt NamĐộng đất tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria: Cần tăng gấp 3 lần số tiền cứu trợ

Cảnh đổ nát sau trận động đất tại Antakya, tỉnh Hatay, Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 14/2/2023. Ảnh: THX/TTXVN

Theo kế hoạch ban đầu, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ xây dựng 200.000 căn hộ và 70.000 ngôi nhà với kinh phí ít nhất 15 tỷ USD.

Trước đó, Ngân hàng JPMorgan (Mỹ) ước tính việc tái thiết cơ sở hạ tầng của Thổ Nhĩ Kỳ sau động đất sẽ tốn kém tới 25 tỷ USD.

Giới chức Thổ Nhĩ Kỳ cho biết khoảng 164.000 tòa nhà, với hơn 530.000 căn hộ đã bị sập hoặc hư hại nghiêm trọng do thảm họa động đất xảy ra ngày 6/2 vừa qua.

Trận động đất đã cướp đi sinh mạng của hơn 43.500 người tại Thổ Nhĩ Kỳ và đẩy hàng triệu người vào cảnh màn trời chiếu đất trong thời tiết mùa Đông lạnh giá.

Những người còn sống hoặc đã rời khỏi khu vực đổ nát sau trận động đất đã được bố trí chỗ ở trong các lán trại, nhà tạm là các container và nơi cư trú tạm thời do chính phủ tài trợ.

Tổng thống Recep Tayyip Erdogan cam kết trong vòng 1 năm, chính phủ nước này sẽ xây dựng lại nhà ở cho người dân bị ảnh hưởng.

Trong khi đó, Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) ước tính động đất khiến 1,5 triệu người không có nhà ở và cần phải xây mới ít nhất 500.000 ngôi nhà.

UNDP đã đề nghị trích 113,5 triệu USD từ khoản tiền 1 tỷ USD mà Liên hợp quốc tuần trước kêu gọi các nước thành viên hỗ trợ cho Thổ Nhĩ Kỳ, đồng thời cho biết sẽ dành số tiền này chủ yếu vào công tác dọn dẹp đống đổ nát.

Theo TTXVN/Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Quy luật của bão

Trong những ngày bão số 3 (Yagi) hoành hành trên đất Bắc, tôi lại nhớ tới cơn bão số 8 (Celcil) cách đây 39 năm ở Thừa Thiên Huế. Bão số 3 xảy ra ở một nơi xa, chỉ có thể cảm nhận được qua tiết trời xứ Huế vần vũ và nhiều nhất với tôi là những thông tin và hình ảnh từ mạng xã hội. Nó dữ dằn, khốc liệt và đầy tang thương. Bão số 8 đổ bộ vào Thừa Thiên Huế khi đó còn một bộ phận của tỉnh Bình Trị Thiên. Buổi tối hôm ấy, mẹ con tôi ở quê, cảm nhận được nó từ một góc nhà tối om, nghe tiếng gió rít gào và mái nhà tôn cấp 4 của mình cứ “bưng lên hạ xuống”. Mẹ tôi niệm Phật, van vái ông bà đừng làm sập nhà “mẹ quá con côi” mà thảm lắm.

Quy luật của bão
Yêu cầu ban chủ nhiệm, trưởng trung tâm, khoa phòng không tắt điện thoại trong dịp nghỉ lễ Quốc khánh

Đó là một trong những lưu ý của Ban Giám đốc Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế trong kế hoạch khám chữa bệnh dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9. Đơn vị cũng đã xây dựng nội dung chi tiết, chỉ đạo các trung tâm, khoa phòng phân công trực, sẵn sàng ứng phó trong trường hợp tai nạn hàng loạt, tai nạn giao thông hàng loạt, thảm họa…

Yêu cầu ban chủ nhiệm, trưởng trung tâm, khoa phòng không tắt điện thoại trong dịp nghỉ lễ Quốc khánh
Thảm họa thiên nhiên thúc đẩy kêu gọi tăng cường bảo hiểm toàn cầu

Tạp chí Nikkei Asia ngày 9/11 cho hay, trong bối cảnh các thảm họa thiên nhiên nghiêm trọng ngày càng phổ biến do biến đổi khí hậu, các cơ quan tài chính từ nhiều quốc gia khác nhau mong muốn có thêm nhiều cá nhân được bảo hiểm trên toàn thế giới, nhằm giảm bớt thiệt hại về kinh tế.

Thảm họa thiên nhiên thúc đẩy kêu gọi tăng cường bảo hiểm toàn cầu
Return to top