Thế giới

Thỏa thuận lịch sử: Mỹ, NATO có thể rút quân khỏi Afghanistan trong 14 tháng

ClockChủ Nhật, 01/03/2020 09:48
Theo thỏa thuận hòa bình vừa ký, Mỹ và NATO sẽ rút toàn bộ binh sĩ khỏi Afghanistan trong vòng 14 tháng tới nếu Taliban giữ đúng các cam kết.

Tổng thống Mỹ hy vọng người dân Afghanistan sẽ nắm bắt cơ hội hòa bìnhMỹ hủy đối thoại với Taliban, tiến trình hòa bình Afghanistan bế tắc

Đặc phái viên Mỹ Zalmay Khalilzad (trái) bắt tay với ông Mullah Abdul Ghani Baradar, lãnh đạo phái đoàn Taliban, sau khi ký thỏa thuận lịch sử tại Doha, Qatar ngày 29-2 - Ảnh: REUTERS

Ngày 29-2, Mỹ đã ký một thỏa thuận lịch sử với phiến quân Taliban, mở đường để toàn bộ binh sĩ nước ngoài rút khỏi Afghanistan trong 14 tháng tới và hướng đến kết thúc cuộc chiến kéo dài 18 năm qua ở quốc gia này, theo Hãng tin Reuters.

Đặc phái viên Mỹ Zalmay Khalilzad và đại diện của Taliban là ông Mullah Abdul Ghani Baradar đã ký thỏa thuận này tại thủ đô Doha của Qatar. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cũng có mặt để chứng kiến lễ ký kết. Nhiều trang báo phương Tây gọi đây là "thỏa thuận lịch sử".

Theo thỏa thuận, Mỹ cam kết giảm số binh sĩ ở Afghanistan từ 13.000 quân còn 8.600 quân trong vòng 135 ngày kể từ ngày ký thỏa thuận. Mỹ cũng sẽ hợp tác với các đồng minh để giảm dần số binh sĩ của lực lượng liên quân ở Afghanistan trong cùng khoảng thời gian này, nếu Taliban tuân thủ cam kết.

Trong vòng 14 tháng, toàn bộ binh sĩ Mỹ và lực lượng liên quân sẽ rút khỏi Afganistan nếu Taliban giữ đúng cam kết đến cùng.

Trong khi đó, phiến quân Taliban cho biết họ đã dừng tất cả hoạt động quân sự trên khắp Afghanistan kể từ ngày 29-2 và cho biết họ hoan nghênh thỏa thuận. 

Nằm một phần trong thỏa thuận, Taliban cam kết ngăn Al Qaeda và các nhóm khủng bố khác sử dụng lãnh thổ Afghanistan để tổ chức các cuộc tấn công, đe dọa tới an ninh của Mỹ cùng các đồng minh.

Theo Hãng tin AFP, người ta kỳ vọng thỏa thuận này cũng sẽ dẫn tới một cuộc đối thoại giữa Taliban và chính quyền Afghanistan và nếu thành công có thể đặt dấu chấm hết cho cuộc chiến kéo dài 18 năm qua ở quốc gia này.

Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg nhận xét thỏa thuận này là "bước đầu tiên dẫn tới hòa bình lâu dài".

Còn Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper đánh giá: "Đây là một khoảnh khắc đầy hi vọng, nhưng đó chỉ là khởi đầu. Con đường phía trước sẽ không dễ dàng. Đạt được hòa bình lâu dài ở Afghanistan sẽ đòi hỏi sự kiên nhẫn và thỏa hiệp giữa tất cả các bên".

Theo Tuoitre

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên

Hai công ty năng lượng Westinghouse Electric và CORE POWER vừa công bố thỏa thuận hợp tác phát triển nhà máy điện hạt nhân nổi (FNPP), đánh dấu bước tiến mới của Mỹ trong lĩnh vực đang được Nga và Trung Quốc dẫn đầu.

Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên
Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ

Một nghiên cứu mới của chính phủ Mỹ ước tính hóa chất vĩnh cửu (PFAS) có thể làm ô nhiễm nguồn nước của tới 70% trong số khoảng 140 triệu người ở Mỹ lấy nước từ các tầng chứa nước ngầm của quốc gia, thông qua các giếng tư nhân hoặc công cộng, gây ra những tác động tiềm tàng đối với khoảng 95 triệu người, tương đương với 27% dân số nước Mỹ.

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ
Return to top