ClockChủ Nhật, 08/09/2019 15:42

Mỹ hủy đối thoại với Taliban, tiến trình hòa bình Afghanistan bế tắc

Hiện chưa rõ Tổng thống Mỹ Trump sẽ đình chỉ các cuộc đàm phán với Taliban trong bao lâu, hay đây chỉ là 1 chiến thuật đàm phán của ông.

Mỹ và Taliban tiến tới thỏa thuận chấm dứt chiến tranh ở AfghanistanHoa Kỳ và Taliban kết thúc đàm phán hòa bìnhMỹ hoan nghênh những tiến triển tích cực trong đàm phán với Taliban

Lính Mỹ tại Afghanistan ngày 7/8/2018. Ảnh: Reuters

Hôm qua (7/9), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bất ngờ thông báo về kế hoạch gặp bí mật và riêng rẽ với Tổng thống Afghanistan và các thủ lĩnh Taliban tại trại David, dự kiến diễn ra trong ngày hôm nay (8/9). Kế hoạch gặp “đầy hứa hẹn” này được lên chi tiết trong bối cảnh Taliban và Mỹ đang ở rất gần với 1 thỏa thuận hòa bình. Tuy nhiên, vào phút chót, các cuộc gặp đã bị Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo hủy bỏ, với lý do Taliban đã “không thể ngừng bắn” vào thời khắc quan trọng của tiến trình đàm phán.

Kế hoạch gặp bất ngờ giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và các thủ lĩnh Taliban được vạch ra trong bối cảnh hai bên đã nhất trí được dự thảo thỏa thuận hòa bình. Trong đó, một số điều khoản cam kết đáng chú ý nhất là: Mỹ sẽ rút 5 nghìn binh sĩ khỏi Afghanistan và đóng cửa 5 căn cứ quân sự trong vòng 135 ngày. Đổi lại, Taliban cam kết không cho phép các tổ chức khủng bố như mạng lưới quốc tế Al Qaeda hoặc tổ chức “Nhà nước Hồi giáo” (IS) tự xưng lợi dụng Afghanistan làm “bàn đạp” để tiến hành các vụ tấn công vào Mỹ và những nước đồng minh.  

Dẫu vậy, vừa đàm phán, Taliban vẫn tiến hành đánh bom khủng bố chống lại lực lượng chính phủ Afghanistan và các lực lượng nước ngoài ở quốc gia Tây Nam Á này. Theo Taliban, hành động của họ chỉ nhằm mục đích chống lại cuộc bầu cử Tổng thống sắp diễn ra tại quốc gia này. Mới đây nhất là vụ đánh bom khủng bố ngày 5/9, gần trụ sở của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây dương NATO và Đại sứ quán Mỹ tại thủ đô Kabul, khiến 12 người thiệt mạng và khoảng 40 người khác bị thương.

Tuy nhiên, cũng giống với Tổng thống Mỹ Donald Trump, giới chức quốc phòng Mỹ thời gian qua đều cho rằng, các cuộc đánh bom khủng bố của Taliban sẽ “không giúp ích gì” cho Taliban, đặc biệt là trong các cuộc đàm phán và rằng “bạo lực  sẽ càng phủ bóng đen lên thỏa thuận hòa bình”.

Hôm qua (7/9), Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper khẳng định, Mỹ sẽ không dễ dàng ký kết 1 thỏa thuận với Taliban, chỉ khi nó là 1 “thỏa thuận tốt”: “Lí do chính khi chúng tôi đến Afghanistan năm 2001 đó là đảm bảo nước này không  phải là thiên đường an toàn cho chủ nghĩa khủng bố. Trong 18 năm qua, chúng ta đã thành công trong các mục tiêu này. Câu hỏi hiện nay là kế hoạch tiếp theo như thế nào và tiếp tục đạt được mục tiêu bảo vệ an ninh theo một cách khác. Quan điểm của tôi đó là một thỏa thuận chính trị. Tuy nhiên, tôi khẳng định sẽ chỉ đạt được một thỏa thuận tốt giúp ít nhất tiếp tục đảm bảo an ninh cho chúng ta và một tương lai tươi sáng hơn cho người dân Afghanistan”, ông Mark Esper nói.

Hiện cả Mỹ và Taliban đều nỗ lực hướng tới 1 thỏa thuận, giúp Mỹ có thể rút quân, thoát ra khỏi vũng lầy chiến tranh lâu nhất mà Washington từng tham gia. Tuy nhiên, hiện chưa rõ Tổng thống Mỹ Trump sẽ đình chỉ các cuộc đàm phán với Taliban trong bao lâu, hay đây chỉ là 1 chiến thuật đàm phán mà ông từng sử dụng trong cuộc gặp lần đầu tiên với Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un, thảo luận về vấn đề hạt nhân của Bình Nhưỡng.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngân hàng và doanh nghiệp cần có tiếng nói chung

Các tổ chức tín dụng trên địa bàn đã triển khai nhiều chương trình tín dụng hướng vào các lĩnh vực ưu tiên, các động lực tăng trưởng và các lĩnh vực có thế mạnh của tỉnh. Đó là khẳng định của ông Phạm Bá Nam, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tỉnh tại hội nghị đối thoại, kết nối ngân hàng, doanh nghiệp (DN) trên địa bàn chiều 14/11.

Ngân hàng và doanh nghiệp cần có tiếng nói chung
Năm vấn đề mà tân Tổng thống Mỹ cần giải quyết

Trong bất kỳ cuộc bầu cử người đứng đầu nào, kể cả cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ lần này, bất kỳ ứng cử viên nào được tuyên bố là người chiến thắng đều phải thực hiện cam kết của mình để giải quyết 5 lĩnh vực ảnh hưởng đến phúc lợi và tương lai của nền kinh tế.

Năm vấn đề mà tân Tổng thống Mỹ cần giải quyết
Return to top