Thế giới

Thời tiết khắc nghiệt làm nổi bật tính dễ bị tổn thương của Đông Nam Á

ClockThứ Tư, 04/11/2020 09:01
TTH.VN - Trong nhiều tuần qua, các khu vực ở Đông Nam Á đã và đang phải hứng chịu nhiều cơn bão nghiêm trọng. Lũ lụt trên diện rộng xuất hiện ở hầu khắp khu vực, đặc biệt là ở Việt Nam, khiến hàng trăm nghìn dân cư phải di dời đến nơi an toàn.

Chỉ 1/5 các quốc gia có chiến lược chăm sóc sức khỏe để đối phó với biến đổi khí hậuTrung tâm Giám sát Di tản: 2019 sẽ là năm tồi tệ nhất lịch sửNắng nóng dịch chuyển, đến lượt các nước Bắc Âu “tăng nhiệt” mạnhĐổi mới - bài học từ các quốc gia thông minh nhất châu ÁAustralia ghi nhận 200 đợt nắng nóng kỷ lục trong mùa hèThời tiết khắc nghiệt tác động 60 triệu người trên toàn thế giới trong năm 2018Kỷ niệm 95 năm ngày mất Lãnh tụ LeninThảm họa khí hậu gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng trong năm 20182017 là năm thời tiết khắc nghiệt nhất lịch sử

Mưa bão năm nay đến bất thường, gây nên ảnh hưởng lớn cho đời sống người dân Đông Nam Á. Ảnh minh họa: TTXVN/Báo Mới

Chỉ riêng ở Việt Nam, ít nhất 90.000 người đã phải sơ tán trong vài tuần đầu của tháng 10 sau khi hai cơn bão nhiệt đới số 6 và số 7 (Linfa và Nangka) đổ bộ vào đất liền và chỉ cách nhau vài ngày.

Trong khi đó, ở Philippines, cơn bão nhiệt đới Saudel đã đổ bộ vào lãnh thổ nước này ngày 22/10, sau đó tiếp tục hình thành một cơn bão, kéo theo lũ lụt đổ bộ vào Việt Nam. Campuchia, Thái Lan và Malaysia cũng bị ảnh hưởng bởi thời tiết cực đoan này.

Được biết, cơn bão mới nhất, bão Goni đổ bộ vào Philippines cuối tuần qua được ghi nhận là một trong những cơn bão mạnh nhất trong lịch sử. Hàng trăm nghìn người phải di dời và ít nhất 10 người đã thiệt mạng.

Trong khi mùa mưa bão trong khu vực thường xảy ra từ tháng 5 cho đến tháng 10, thì các cơn bão năm nay lại xảy ra bất thường.

Sạt lở đất là lũ lụt do mưa xối xả ở Việt Nam đã cướp đi mạng sống của hơn 100 người và hàng chục người khác vẫn còn đang mất tích. Ngoài thiệt hại về người, những khu vực chịu tác động của mưa lũ cũng đang oằn mình trước ảnh hưởng về kinh tế.

Cụ thể, hàng trăm nghìn vật nuôi bị nước lũ cuốn trôi và khoảng 7.000 ha đất canh tác đã bị phá hủy. Trước sự tàn phá này, Christopher Rassi – Quan chức cấp cao của Hiệp hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế lưu ý rằng đối với nhiều lao động nghèo của Việt Nam, lũ lụt sẽ đẩy hàng triệu người đến bờ vực của sự nghèo đói.

Trong khi đó ở Campuchia, mưa lớn do bão di chuyển vào đất liền cũng gây ra ảnh hưởng lớn đến người dân. Đối với người nghèo ở Phnom Penh, lũ lụt kéo dài làm tăng nguy cơ lây truyền dịch bệnh, đặc biệt là do tiêu chuẩn vệ sinh kém.

Người nghèo sống trong khu vực thành thị ở Phnom Penh thường sống trong những khu định cư không chính thức hoặc trong những ngôi nhà tồi tàn. Đối với những người vốn đang đối mặt với tình trạng kinh tế không ổn định, lũ lụt tái diễn chỉ gây thêm bất ổn cho cuộc sống và sinh kế của người dân.

Với số tiền tiết kiệm hạn chế, thậm chí là không có, nhiều gia đình nghèo phải vật lộn để đáp ứng nhu cầu tài chính của họ trong các đợt thiên tai, dẫn đến một số gia đình phải gánh nợ nần, làm tăng nguy cơ tiếp tục chu kỳ nghèo đói.

Khu vực Mekong dễ lũ lụt

Với phần lớn lục địa Đông Nam Á nằm ở vùng thấp trũng, lũ lụt không phải là chuyện lạ đối với cư dân nơi đây. Tuy nhiên những cơn bão mạnh và thường xuyên hơn đã làm tăng đáng kể nguy cơ mà cộng đồng phải gánh chịu. Trong tương lai, một số khu vực thậm chí có thể bị ngập do nước biển dâng, đặc biệt là nước biển dâng do hiện tượng nóng lên toàn cầu.

Mặc dù không thể nói rằng sự xuất hiện của chỉ riêng một cơn bão nhất định nào đó là do biến đổi khí hậu gây ra, nhưng các nhà khoa học đã chỉ ra rằng nhiệt độ tăng cao làm tăng khả năng thời tiết khắc nghiệt xuất hiện, bao gồm cả bão nghiêm trọng mà mưa theo mùa.

Trước đó, theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Communications năm 2019, khu vực Đông Nam Á ven biển là một trong những nơi dễ bị tổn thương nhất trên hành tinh do nước biển dâng. Mô hình của nghiên cứu cho thấy vào năm 2050, một phần của Bangkok (Thái Lan) có thể sẽ chìm trong biển nước khi thủy triều dâng cao.

Thêm vào đó, khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long có thể bị ngập nước khi thủy triều dâng vào giữa thế kỷ này, bao gồm một phần rộng của Thành phố Hồ Chí Minh, nơi sinh sống của khoảng 8 triệu dân.

Theo một nghiên cứu có sự tham gia của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), biến đổi khí hậu có thể làm giảm 50% sản lượng lúa ở Indonesia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam vào năm 2100 và có tác động lâu dài đến năng suất lao động của khu vực trên nhiều lĩnh vực kinh tế. Xét về tổng quan, khoảng 11% GDP của khu vực có thể bị cắt giảm vào cuối thế kỷ này nếu thiệt hại kinh tế do khí hậu gây nên không được giảm đi đáng kể.

Vai trò và nhiệm vụ của chính phủ Đông Nam Á

Các nhà lãnh đạo ASEAN đã thể hiện sự sẵn sàng hỗ trợ các nỗ lực nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của hiện tượng nóng lên toàn cầu bằng việc toàn bộ các nước thành viên nhóm ASEAN đã ký thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu vào năm 2015. Nhưng nhiều nước trong khu vực vẫn tiếp tục ưu tiên các chương trình nghị sự về kinh tế, trong đó có những hoạt động làm tăng lượng khí thải nhà kính và trầm trọng hóa biến đổi khí hậu.

Theo nhiều nghiên cứu, đặc biệt là nghiên cứu đăng trên trang Energies chỉ ra rằng, nếu không có kế hoạch khử Carbon mạnh mẽ hơn, tổng lượng khí thải nhà kính trong khu vực vẫn có thể tăng gần gấp đôi vào năm 2040, có khả năng dẫn đến nhiều hậu quả tiêu cực tác động đáng kể đến sự phát triển kinh tế, xã hội của ASEAN.

Phần lớn khu vực có thể sẽ phục hồi sau những cơn bão dữ dội trong tháng này, nhưng chính phủ các nước Đông Nam Á nên lưu ý về những tác động lâu dài có thể xảy ra của biến đổi khí hậu đối với công dân và nền kinh tế của họ.

Bão và thiên tai nghiên trọng sẽ luôn là một khía cạnh của cuộc sống, nhưng lũ lụt chết người, khiến dân sơ tán trên diện rộng và thiệt hại kinh tế kéo dài không thể là một kết luận có thể bỏ qua.

Các quốc gia Đông Nam Á nên xem mùa bão năm nay là một báo hiệu của những gì sắp xảy ra khi khu vực ngày càng làm trầm trọng hóa biến đổi khí hậu.

Mặc dù mục tiêu bảo vệ người dân và hệ thống khu vực khỏi các tác động của khí hậu không phải là nhiệm vụ riêng rẽ và giới hạn trong Đông Nam Á, nhưng việc lãnh đạo điều hướng giải quyết vấn nạn này đóng một vai trò rất quan trọng để hướng đến sự an toàn và hạnh phúc của người dân trong khu vực trong những thập kỷ tới.

Đan Lê (Lược dịch từ ASEAN Today)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thắng đậm Myanmar 5-0, đội tuyển Việt Nam sẽ gặp Singapore ở bán kết

Tối 21/12, tại Sân vận động Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, đội tuyển Việt Nam đã có trận đấu gặp đội tuyển Myanmar trong khuôn khổ bảng B, giải vô địch bóng đá Đông Nam Á (ASEAN Cup 2024). Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đến xem, cổ vũ và tặng hoa cho các cầu thủ.

Thắng đậm Myanmar 5-0, đội tuyển Việt Nam sẽ gặp Singapore ở bán kết
Xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc

Xác định là một trong những địa bàn trọng điểm về quốc phòng - an ninh (QP - AN), Đảng ủy, Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) TX. Hương Trà đã có nhiều giải pháp lãnh đạo toàn diện các mặt công tác quân sự - chính trị - hậu cần - kỹ thuật, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ vững chắc khu vực phòng thủ của địa phương.

Xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc
Hòa nhọc nhằn Philippines, ĐT Việt Nam chưa cầm chắc vé vào bán kết

Trong trận đấu trên sân cỏ nhân tạo Rizal Memorial tại Philippines, ĐT Việt Nam đã trải qua 90 phút đầy khó khăn khi chỉ giành được 1 điểm sau trận hòa 1-1 trước đội chủ nhà. Kết quả này khiến thầy trò HLV Kim Sang Sik chưa thể chính thức giành vé vào bán kết AFF Cup 2024, khi vẫn còn phụ thuộc vào lượt trận cuối.

Hòa nhọc nhằn Philippines, ĐT Việt Nam chưa cầm chắc vé vào bán kết
Return to top