ClockThứ Sáu, 03/05/2019 10:30

Đổi mới - bài học từ các quốc gia thông minh nhất châu Á

TTH - Trong thời gian gần đây, các chính phủ trên khắp thế giới đang đổi mới mạnh mẽ để giải quyết những vấn đề, bao gồm thiếu hụt nhân lực, dân số già hoá, sự kiện thời tiết khắc nghiệt...

Châu Á: Nền kinh tế kỹ thuật số bùng nổ và nỗi lo tội phạm mạngChâu Á - Thái Bình Dương: “Ngọn hải đăng” của phát triển và cơ hội cho doanh nghiệpThị trường bất động sản ASEAN phát triển tích cực trong Quý I/2019

Đổi mới mạnh mẽ đang được thực hiện trên khắp thế giới để giải quyết những thách thức hiện hữu. Ảnh: GOVINSIDER

Một nghiên cứu mới của Ủy ban Kinh tế Xã hội châu Á – Thái Bình Dương Liên Hiệp quốc (UNESCAP) vừa nghiên cứu cách mà 4 quốc gia hàng đầu khu vực châu Á đổi mới để giải quyết các thách thức của họ.

Những quốc gia này bao gồm: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore. Cả 4 quốc gia đều có cách tiếp cận khác nhau đối với sự đổi mới, cùng những bài học có thể học được từ mỗi quốc gia.

Singapore: Đổi mới từ bên trên

Mô hình đổi mới của Singapore chủ yếu là từ bên trên. Là một quốc gia nhỏ với dịch vụ dân sự lành nghề, Singapore đặt ra các mục tiêu trung tâm sâu rộng cho Chiến lược Quốc gia Thông minh với những cột mốc rõ ràng và trách nhiệm có tổ chức.

Theo đó, Cơ quan Công nghệ Chính phủ Singapore (GovTech) đã thuê đến 2.300 kỹ sư, lập trình viên, kỹ sư mạng và hệ thống... Tuy nhiên, người đứng đầu GovTech khẳng định: “Họ chỉ đại diện cho 1/3 các kỹ sư công nghệ thông tin và truyền thông trải rộng trên khu vực công”. Cơ quan này thậm chí còn tạo ra nền tảng đám mây và dữ liệu của Chính phủ - CODEX, một “ưu tiên chiến lược quốc gia” được giám sát bởi Văn phòng Thủ tướng.

Đây là điểm khác so với đổi mới dịch vụ công ở Trung Quốc và Hàn Quốc, nơi sử dụng các nền tảng công ty tư nhân hoặc xã hội dân sự để đạt được nhiều mục tiêu. Trong khi đó, tại Nhật Bản, Chính phủ sử dụng Thế vận hội Olympics 2020 ở thủ đô Tokyo như một thời hạn cố định để đẩy nhanh việc thực hiện những dự án này.

Trung Quốc: Khu vực tư nhân dẫn đầu sự đổi mới

Trung Quốc sử dụng những ứng dụng của khu vực tư nhân cho các hệ thống cấp quốc gia khi cung cấp dịch vụ công. Điều này một phần là do kích thước rộng lớn của đất nước, với hơn 1 tỷ người dân.

Có thể thấy, giấy phép kinh doanh, các thanh toán tiện ích, hay thậm chí là tiền phạt giao thông,… đều có sẵn thông qua nền tảng Alipay. Ngoài ra, nền tảng WeChat Pay cũng cung cấp một loạt các dịch vụ mà nhiều người nghĩ rằng, chúng được cung cấp bởi Chính phủ.

Hàn Quốc: Tiếp cận bao trùm

Trong khi đó, Hàn Quốc cung cấp những bài học hữu ích về sự tham gia của công dân và niềm tin của công chúng. Chính phủ Hàn Quốc đã sử dụng chiến lược đổi mới của mình để thu hút và bao gồm các công dân, định hình lại cách thức đưa ra quyết định.

Ở cấp quốc gia, Hàn Quốc đưa ra Sáng kiến ​​Đường số 1 Gwanghwamoon, một chương trình kéo dài 100 ngày, trong đó yêu cầu người dân cho ý tưởng nhằm làm giảm tình trạng tham nhũng, cải thiện hiệu quả và lấp đầy các lỗ hổng trong việc cung cấp dịch vụ công. Dự án này đã nhận được 180.706 đề xuất và hơn 1.700 đề xuất trong số đó được tích hợp vào các chính sách của Chính phủ.

Ở cấp địa phương, Hàn Quốc có một hệ thống bỏ phiếu “m-voting” cho phép công dân bỏ phiếu cho những đề xuất gây tranh luận, nhất là trong quy hoạch đô thị. Ngoài ra, quốc gia này còn có một chương trình ngân sách phân bổ 8 triệu USD/năm cho tổng số 35 dự án được người dân lựa chọn.

Nhật Bản: Đổi mới lấy nhiệm vụ làm trọng tâm

Tại Nhật Bản, không khó để thấy cách mà Chính phủ quốc gia này đưa ra tầm nhìn và đổi mới trên khắp các lĩnh vực. Chính phủ Nhật Bản xem nhân khẩu học già hoá là một “cuộc khủng hoảng quốc gia”, đòi hỏi sự thay đổi xã hội to lớn. Các bộ ngành trên toàn chính phủ được yêu cầu tìm ra cách phục vụ cộng đồng này và giảm sự phụ thuộc vào nhân lực, bao gồm tài trợ kinh phí cho robot trong lĩnh vực chăm sóc xã hội.

Bên cạnh đó, thảm họa môi trường của thảm họa hạt nhân Fukushima cũng dẫn đến sự thay đổi căn bản. Chính phủ Nhật Bản đang cho ra mắt những loại xe mới, đồng thời trợ cấp cho các trạm tiếp nhiên liệu mới và những nhà máy sản xuất nhiên liệu.

Mỗi quốc gia nói trên đang sử dụng những thế mạnh của riêng mình. Singapore được hưởng lợi từ lịch sử đổi mới dịch vụ dân sự và một hệ thống tập trung mạnh mẽ. Hàn Quốc đưa mạng lưới công dân vào tham gia và hỗ trợ hoạch định chính sách. Nhật Bản có thời hạn cố định là Thế vận hội Olympics 2020 cho nhiều chương trình chính sách đối với chăm sóc sức khỏe và năng lượng. Trung Quốc cho phép các công ty công nghệ bước vào và vận hành những dịch vụ Chính phủ điện tử cho người dân.

Theo Tạp chí GovInsider, mặc dù mỗi quốc gia có những điểm mạnh và thách thức khác nhau, có một cách tiếp cận đem lại hiệu quả trong tất cả các trường hợp. Đó là xác định rõ vấn đề và yêu cầu sự hỗ trợ từ càng nhiều nguồn càng tốt.

LÊ THẢO

(Lược dịch từ GovInsider)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Á - Thái Bình Dương: 88 triệu người mất an ninh lương thực do những cú sốc khí hậu

Theo báo cáo Triển vọng Toàn cầu năm 2025 vừa được Chương trình Lương thực thế giới (WFP) công bố, nạn đói tiếp tục gia tăng, với 343 triệu người trên khắp 74 quốc gia đang phải trải qua tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng, tăng 10% so với năm ngoái. Trong đó, tại châu Á - Thái Bình Dương, 88 triệu người đang phải vật lộn với nạn đói do thảm họa liên quan đến khí hậu gây ra.

Châu Á - Thái Bình Dương 88 triệu người mất an ninh lương thực do những cú sốc khí hậu
Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số

Đó là chủ đề của hội thảo khoa học quốc tế LSCAC 2024 - Ngôn ngữ, Xã hội, Văn hóa trong bối cảnh châu Á diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại TP. Huế, do Trường cao đẳng Huế phối hợp với Trường đại học Quốc gia Malang (Indonesia), Đại học Hyderabad (Ấn Độ), Đại học Mahasarakham (Thái Lan), Viện Nhân học Văn hoá (Hà Nội) và Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Đông Bắc (Thái Lan) tổ chức.

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số
Châu Á - Thái Bình Dương: Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu

Các chính phủ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần đầu tư vào giáo dục và đào tạo để phát triển toàn diện kiến thức về khí hậu và những kỹ năng xanh cần thiết cho các nền kinh tế carbon thấp, theo Sổ tay Biến đổi khí hậu và giáo dục vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố.

Châu Á - Thái Bình Dương Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu
Return to top