Thế giới
Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO):

Thời tiết khắc nghiệt thúc đẩy nhu cầu về hành động khí hậu lớn hơn

ClockChủ Nhật, 16/07/2023 08:07
TTH.VN - Theo Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) của Liên Hiệp Quốc (LHQ), nhiệt độ thiêu đốt đang bao trùm các khu vực rộng lớn của Bắc bán cầu, trong khi tình trạng lũ lụt nghiêm trọng do mưa không ngừng gây ra đã làm gián đoạn cuộc sống và sinh kế, nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết phải có nhiều hành động ứng phó khí hậu hơn.

Nhiệt độ sẽ tăng cao khi hiện tượng thời tiết El Nino quay trở lạiWMO: Châu Âu là lục địa nóng lên nhanh nhất hành tinhThời tiết cực đoan khiến 2 triệu người tử vong, gây tổn thất 4.300 tỷ USD trong 50 năm qua

leftcenterrightdel
 Người dân được đưa đi sơ tán khỏi khu vực ngập lụt do mưa lớn tại thủ đô New Delhi, Ấn Độ. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Cụ thể, cơ quan thời tiết của LHQ cho biết, tháng 6 vừa qua đã chứng kiến nhiệt độ trung bình toàn cầu ấm nhất từng được ghi nhận, và các đợt sóng nhiệt kéo dài đến đầu tháng 7 này. Trong khi đó, những trận mưa xối xả và lũ lụt đã khiến hàng chục người thiệt mạng và ảnh hưởng đến hàng triệu người tại Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và Ấn Độ.

“Bình thường mới”

Theo đó, Tổng Thư ký WMO Petteri Taalas cho rằng: “Thời tiết cực đoan, một hiện tượng ngày càng thường xuyên xảy ra trong điều kiện khí hậu nóng lên, đang có tác động lớn đến sức khỏe con người, các hệ sinh thái, các nền kinh tế, nông nghiệp, năng lượng và nguồn cung cấp nước”.

“Chúng ta cần tăng cường nỗ lực, nhằm giúp xã hội thích nghi với những điều không may đang trở thành bình thường mới”, ông Petteri Taalas nói thêm.

Đáng chú ý, sóng nhiệt, một trong số những mối nguy hiểm tự nhiên lớn nhất, đang cướp đi sinh mạng của hàng ngàn người mỗi năm.

Nhiệt độ leo thang làm tăng nguy cơ xảy ra các vụ cháy rừng, như đã được chứng kiến trong thời gian gần đây tại Canada, quốc gia này đã mất hơn 9 triệu ha rừng tính đến thời điểm hiện nay trong năm 2023, vượt xa mức trung bình 10 năm ở mức khoảng 800.000 ha.

Nhiệt độ trên mức bình thường, với nhiệt độ tăng hơn 5 độ C trên mức trung bình dài hạn, được dự báo ở khu vực Địa Trung Hải trong 2 tuần tới, cũng như ở nhiều nơi thuộc khu vực Bắc Phi, Trung Đông và Thổ Nhĩ Kỳ.

Theo Cơ quan Dịch vụ Thời tiết quốc gia Mỹ (NWS), một đợt sóng nhiệt lan rộng đang gia tăng ở miền Nam nước Mỹ, với nhiệt độ cao có thể xảy ra ở nhiều nơi. Bên cạnh đó, một số địa điểm thậm chí có thể ghi nhận kỷ lục mọi thời đại về nhiệt độ.

Trong khi đó, mưa lớn và lũ lụt đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng và thiệt hại về người ở một số nơi trên thế giới trong những ngày gần đây.

WMO cho hay, Cơ quan Khí tượng Nhật Bản (JMA) đã đưa ra cảnh báo khẩn cấp về mưa lớn đối với các tỉnh Fukuoka và Oita, trên Kyushu, hòn đảo lớn thứ 3 của quốc gia này, cùng với kỷ lục mới về lượng mưa hàng ngày.

Cùng lúc đó, vùng Đông Bắc nước Mỹ, bao gồm tiểu bang New York và khu vực New England, hứng chịu những trận mưa xối xả. New York đã ban hành tình trạng khẩn cấp về lũ quét, và hơn 4 triệu người ở trong tình trạng báo động lũ lụt vào ngày 11/7 vừa qua.

Ở những nơi khác, lũ lụt ở Tây Bắc Trung Quốc đã khiến 15 người thiệt mạng; và tại miền Bắc Ấn Độ, đường sá và cầu cống bị sập, nhà cửa bị cuốn trôi khi các con sông tràn bờ trong mưa lớn theo mùa và lũ lụt, cướp đi sinh mạng của hàng chục người.

Các quốc gia thu nhập thấp đứng trước nguy cơ cao hơn

Cơ quan thời tiết của LHQ cũng nhấn mạnh, trong khi các quốc gia phát triển đã tăng cường mức độ sẵn sàng, chẳng hạn như cảnh báo và quản lý lũ lụt, thì các quốc gia có thu nhập thấp vẫn dễ bị tổn thương.

Trong một nhận định liên quan, ông Stefan Uhlenbrook, Giám đốc về thủy văn, nước và băng quyển của WMO cho rằng: “Khi hành tinh ấm lên, chúng ta có thể sẽ chứng kiến các trận mưa ngày càng dữ dội hơn, thường xuyên hơn, nghiêm trọng hơn, và cũng dẫn đến lũ lụt nghiêm trọng hơn”.

LÊ THẢO (Lược dịch từ UN News)
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Á - Thái Bình Dương: 88 triệu người mất an ninh lương thực do những cú sốc khí hậu

Theo báo cáo Triển vọng Toàn cầu năm 2025 vừa được Chương trình Lương thực thế giới (WFP) công bố, nạn đói tiếp tục gia tăng, với 343 triệu người trên khắp 74 quốc gia đang phải trải qua tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng, tăng 10% so với năm ngoái. Trong đó, tại châu Á - Thái Bình Dương, 88 triệu người đang phải vật lộn với nạn đói do thảm họa liên quan đến khí hậu gây ra.

Châu Á - Thái Bình Dương 88 triệu người mất an ninh lương thực do những cú sốc khí hậu
HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G20:
Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu

Tại thành phố Rio de Janeiro (Brazil), từ ngày 18 - 19/11, các nhà lãnh đạo sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), với chủ đề “Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững”, nhằm giải quyết một loạt vấn đề từ đói nghèo đến cải cách các thể chế toàn cầu.

Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu
COP29: Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu

Cuối tuần qua, các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực công nghệ và môi trường tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu COP29 của Liên hợp quốc (LHQ) đang diễn ra ở Baku (Azerbaijan) đã thông qua một tuyên bố cam kết sử dụng công nghệ số để đẩy nhanh hành động vì khí hậu. Đồng thời, tuyên bố cũng cam kết nỗ lực giảm lượng khí thải carbon và ô nhiễm từ các hoạt động sản xuất công nghệ và giải quyết vấn đề rác thải điện tử đang ngày càng gia tăng.

COP29 Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu
Return to top