Thế giới

Thúc đẩy trao quyền kinh tế cho phụ nữ ở Châu Á - Thái Bình Dương

ClockChủ Nhật, 07/05/2023 11:11
TTH - Thúc đẩy bình đẳng giới ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương là một ưu tiên không ngừng đối với Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB). Bình đẳng giới và phát triển được lồng ghép trong tất cả các giai đoạn thuộc chu trình dự án của ADB. Ngân hàng này cũng đang trên đà thực hiện vượt cam kết thúc đẩy bình đẳng giới trong ít nhất 75% các hoạt động vào năm 2030.

ADB: Các nước châu Á cần hợp tác để tăng tốc phục hồi du lịchChâu Á - Thái Bình Dương là thị trường IPO linh hoạt nhất năm 2022

leftcenterrightdel
 Lao động nữ làm việc trong một dây chuyền sản xuất linh kiện điện tử tại tỉnh Vĩnh Phúc. Ảnh minh họa: TTXVN

Liên quan đến vấn đề này, trang web chính thức của ADB ngày 3/5 đăng tải cuộc phỏng vấn với bà Samantha Hung, Trưởng nhóm chuyên đề về bình đẳng giới tại ADB, thảo luận về cách thức mà ngân hàng này đang hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái thông qua các chương trình, và lý do tại sao cần khai thác công nghệ kỹ thuật số để tăng cường khả năng tiếp cận tài chính của phụ nữ, và thúc đẩy hơn nữa bình đẳng giới.

Một trong những ưu tiên của ADB là bình đẳng giới. ADB đang hỗ trợ bình đẳng giới như thế nào, thưa bà?

Bình đẳng giới là chìa khóa để xây dựng một khu vực châu Á - Thái Bình Dương bao trùm và linh hoạt. ADB có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy bình đẳng giới trong khu vực, thông qua các hoạt động và tài trợ của chúng tôi. Đẩy nhanh tiến độ về bình đẳng giới là 1 trong 7 ưu tiên hoạt động của ADB trong Chiến lược 2030. Để biến những cam kết đó thành hành động, chúng tôi đã đặt ra cho mình những mục tiêu đầy tham vọng, nhằm đảm bảo các khoản đầu tư và kiến thức của chúng tôi có thể giúp thêm nhiều phụ nữ và trẻ em gái được hưởng các cơ hội trao quyền.

Trong giai đoạn 2020 - 2022, 99% các hoạt động được cam kết của ADB đã thúc đẩy bình đẳng giới, thông qua các giải pháp tài chính và tri thức, bao gồm cải thiện khả năng tiếp cận của phụ nữ đối với việc làm có chất lượng, thúc đẩy tinh thần kinh doanh của phụ nữ, và xây dựng khả năng phục hồi trước biến đổi khí hậu của phụ nữ. Tỷ lệ này tăng từ mức 96% trong giai đoạn 2019 - 2021, và đang trên đà vượt mục tiêu Chiến lược 2030 của ADB.

Trao quyền kinh tế cho phụ nữ là gì, và ADB đang thúc đẩy điều đó như thế nào?

Trao quyền kinh tế cho phụ nữ là khả năng của phụ nữ trong việc đưa ra và theo đuổi các quyết định về cuộc sống và sinh kế của họ. Nhằm thúc đẩy trao quyền kinh tế cho phụ nữ, ADB xem xét cách thức hoạt động của vòng đời và nền kinh tế của phụ nữ, đồng thời hỗ trợ các Chính phủ và khu vực tư nhân thiết kế chương trình giúp giải quyết nhu cầu của phụ nữ và trẻ em gái ở những giai đoạn khác nhau trong cuộc đời của họ.

Điều này có nghĩa là hỗ trợ trẻ em gái nhận được giáo dục có chất lượng, bao gồm đào tạo giáo dục kỹ thuật và dạy nghề, cũng như đào tạo trong các lĩnh vực như khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (hay “STEM”). Điều quan trọng nữa là phá vỡ sự phân biệt nghề nghiệp của lực lượng lao động bằng cách chủ động hỗ trợ phụ nữ tham gia vào các ngành nghề phi truyền thống.

Điều đó cũng có nghĩa là xem xét việc làm và tinh thần kinh doanh, đồng thời đảm bảo có các chính sách phù hợp để phụ nữ có việc làm phù hợp, tiếp cận tài chính, kiến thức và các mạng lưới để xây dựng và phát triển doanh nghiệp. ADB hợp tác với các Chính phủ và khu vực tư nhân để giảm bất bình đẳng trong thị trường lao động, tinh thần kinh doanh và sự bao trùm về tài chính bằng cách tăng cường các kỹ năng và khả năng tiếp cận công việc phù hợp, tài chính và đào tạo của phụ nữ.

ADB đang hỗ trợ sự bao trùm về tài chính của phụ nữ ở châu Á - Thái Bình Dương như thế nào?

ADB đang làm việc với các cơ quan Chính phủ, khu vực tư nhân và các đối tác phát triển để tăng cường khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính của phụ nữ, bằng cách giảm bớt rào cản đối với việc mở tài khoản ngân hàng, do thiếu giấy tờ tùy thân, giải quyết tình trạng thiếu tài sản và quyền sở hữu đất đai gây khó khăn cho họ để có được tài chính, đồng thời phát triển các sản phẩm và dịch vụ tài chính phù hợp hơn đối với phụ nữ. Chẳng hạn như, chúng tôi đang làm việc ở Papua New Guinea thông qua dự án “Digizen” để hỗ trợ danh tính kỹ thuật số, dự án này đã được chứng minh là mang lại kết quả tích cực cho phụ nữ, vì nó mang lại cho họ khả năng mở tài khoản ngân hàng và bắt đầu tiết kiệm.

Làm thế nào để phụ nữ có thể thu hẹp khoảng cách kỹ thuật số và hưởng lợi từ quá trình chuyển đổi số của các nền kinh tế?

Theo dữ liệu năm 2022 từ Hiệp hội Hệ thống Thông tin Di động Toàn cầu (GSMA), phụ nữ hiện có ít hơn 17% khả năng sở hữu điện thoại thông minh so với nam giới trên toàn thế giới. Ở Nam Á, khoảng cách về tỷ lệ sở hữu điện thoại thông minh là 70%. Ngoài ra, trên khắp châu Á - Thái Bình Dương, có khoảng cách giới tính là 6% trong việc sử dụng Internet.

Thu hẹp khoảng cách giới về kỹ thuật số và đầu tư vào bao trùm kỹ thuật số và tài chính của phụ nữ là rất quan trọng đối với bình đẳng giới ở châu Á - Thái Bình Dương. 3 hành động chính có thể được thực hiện để đầu tư vào phụ nữ và trẻ em gái là: kết nối phụ nữ và trẻ em gái với STEM, đồng thời nâng cao mức độ quen thuộc của họ với các công nghệ kỹ thuật số và các dịch vụ tài chính; đảm bảo các giải pháp công nghệ cao đi kèm với việc triển khai công nghệ thấp để tiếp cận “dặm cuối” của người dùng, như bằng cách hỗ trợ nâng cao năng lực cho phụ nữ tham gia vào một nền tảng hoặc ứng dụng mới; và đầu tư vào các lãnh đạo nữ trong lĩnh vực tài chính và kỹ thuật số và hơn thế nữa, cũng như vào các công ty khởi nghiệp công nghệ tài chính do phụ nữ lãnh đạo và tập trung vào phụ nữ.

Lê Thảo (Lược dịch từ Adb.org)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
Liên kết hữu ích

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thu giữ hàng nghìn sản phẩm “nhái” thương hiệu nổi tiếng

Ngày 20/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh cho biết vừa phối hợp với Công an huyện Nam Đông phá chuyên án liên quan đến hành vi sản xuất hàng hóa giả mạo, xâm phạm sở hữu công nghiệp các nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ tại Việt Nam.

Thu giữ hàng nghìn sản phẩm “nhái” thương hiệu nổi tiếng
Thúc đẩy giáo dục quyền con người trong các cơ sở mầm non

Ngày 19/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo trực tuyến đánh giá thực hiện Đề án giáo dục quyền con người trong các cơ sở giáo dục mầm non (GDMN). Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Thúc đẩy giáo dục quyền con người trong các cơ sở mầm non
Phát triển kinh tế tập thể: Hướng đi hiệu quả

Việc liên kết sản xuất, đổi mới mẫu mã, phương thức bán hàng đã giúp các mô hình kinh tế hợp tác xã (HTX) phát huy tối đa lợi thế, thúc đẩy sự phát triển, nhất là các sản phẩm công nghiệp nông thôn...

Phát triển kinh tế tập thể Hướng đi hiệu quả
Return to top