Thế giới

Thương mại điện tử châu Á hứa hẹn tăng trưởng nhanh trong năm 2020

ClockThứ Năm, 02/01/2020 18:16
TTH - Tờ Tech Wire Asia có bài viết nhận định, thương mại điện tử đang bùng nổ và mang đến rất nhiều cơ hội trên thị trường châu Á, cho dù họ là chủ sở hữu các nền tảng trực tuyến hay là thương nhân.

Thanh toán bằng ví điện tử phát triển ở Đông Nam ÁViệt Nam nỗ lực thúc đẩy thuận lợi hóa, kết nối thương mại trong APECMỹ bày tỏ mong muốn trở thành nhà đầu tư số một tại Việt Nam

Thương mại điện tử đang bùng nổ trên khắp châu Á. Ảnh minh họa: KT/VOV

Nổi bật trong khu vực là Trung Quốc và Indonesia, do dân số đông và khả năng tiếp cận cao đối với các dịch vụ Internet và thiết bị di động, cả 2 quốc gia này đều có nền kinh tế kỹ thuật số khổng lồ.

Gần đây nhất, Trung Quốc đã phê duyệt thành lập 24 khu thương mại điện tử xuyên biên giới mới để giúp thúc đẩy ngành công nghiệp này và cung cấp sự hỗ trợ cần thiết để phát triển, đặc biệt là dưới hình thức miễn trừ thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đối với hàng hóa bán lẻ và xuất khẩu.

Công ty nghiên cứu thị trường eMarketer báo cáo ngành công nghiệp bán lẻ Trung Quốc đạt mức 5,21 nghìn tỷ USD trong năm 2019, và doanh số thương mại điện tử ước tính chiếm 36,6% con số này.

Nói về thành công của thương mại điện tử xuyên biên giới của Trung Quốc, ông Ian Ho, Giám đốc điều hành khu vực của sàn giao dịch thương mại điện tử Shopee cho biết, công ty đã chứng kiến các giao dịch xuyên biên giới từ người bán có trụ sở tại Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng Kông và Nhật Bản tăng vọt.

Các thị trường mà Shopee phục vụ ở Đông Nam Á cũng bao gồm Indonesia, nơi các nhà quản lý rất chú trọng việc cung cấp hỗ trợ và tạo thêm động lực cho ngành thương mại điện tử.

LÊ THẢO

(Lược dịch từ Tech Wire Asia)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thúc đẩy liên kết phát triển dược liệu bền vững

Đó là chủ đề tại hội thảo khoa học do Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức vào ngày 22/11, với sự tham gia của các sở, ban, ngành liên quan, nhà khoa học, doanh nghiệp, chính quyền địa phương để cùng nhau bàn luận các giải pháp, tháo gỡ vướng mắc trong phát triển dược liệu, nhất là vấn đề liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm từ dược liệu.

Thúc đẩy liên kết phát triển dược liệu bền vững
Châu Á - Thái Bình Dương: Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu

Các chính phủ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần đầu tư vào giáo dục và đào tạo để phát triển toàn diện kiến thức về khí hậu và những kỹ năng xanh cần thiết cho các nền kinh tế carbon thấp, theo Sổ tay Biến đổi khí hậu và giáo dục vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố.

Châu Á - Thái Bình Dương Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu
Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai

Trong một phân tích của Morgan Stanley, các thị trường mới nổi như Ấn Độ đang trên đà thúc đẩy tăng trưởng của châu Á, khi ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc dần suy giảm. Đáng chú ý, Ấn Độ cùng với các nền kinh tế Đông Nam Á, như Indonesia, Philippines và Malaysia được dự báo sẽ dẫn đầu tăng trưởng của khu vực.

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai
Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024

Ghi nhận trong 10 tháng đầu năm 2024, thương mại của Trung Quốc đạt được với các nền kinh tế thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) chạm mốc cao kỷ lục, vượt 21 nghìn tỷ NDT (2,91 nghìn tỷ USD). Kết quả này đã nhấn mạnh sự hội nhập kinh tế sâu rộng và kết nối thương mại mạnh mẽ giữa các bên.

Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024
Return to top