Thế giới

Thương mại kỹ thuật số thúc đẩy tăng trưởng của châu Á - Thái Bình Dương

ClockThứ Ba, 12/12/2023 07:21
TTH - Theo một báo cáo mới được công bố trong Tuần lễ Kinh tế số 2023 của UNCTAD (UNCTAD eWeek 2023), thương mại kỹ thuật số mang lại nhiều hứa hẹn cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APAC), nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm để giúp các quốc gia dễ bị tổn thương bắt kịp đà tăng trưởng.

Mạng lưới Đổi mới sáng tạo Việt Nam triển khai hoạt động tại PhápEU đạt thoả thuận mang tính bước ngoặt lịch sử về quản lý sử dụng AIADB hỗ trợ cải tiến môi trường đô thị ở Luang Prabang, Lào

Một khách hàng thực hiện giao dịch thanh toán kỹ thuật số tại một khu chợ ở Indonesia. Ảnh: Shutterstock 

Báo cáo Đầu tư và Thương mại châu Á - Thái Bình Dương 2023-2024 do UNCTAD, Ủy ban Kinh tế Xã hội của LHQ tại châu Á - Thái Bình Dương (ESCAP) và Tổ chức Phát triển Công nghiệp LHQ (UNIDO) phối hợp thực hiện đã cho thấy hiệu quả hoạt động mạnh mẽ nhưng không đồng đều của khu vực này.

Với tốc độ tăng trưởng 9% trong xuất khẩu sản phẩm kỹ thuật số từ năm 2015 đến năm 2022, châu Á - Thái Bình Dương đã vượt qua mức trung bình toàn cầu là 6,8% để đạt 958 tỷ USD. Tuy nhiên, 85% lượng xuất khẩu kỹ thuật số của khu vực trong năm 2022 được chiếm giữ chỉ bởi 6 nền kinh tế, và thị phần của các nước kém phát triển nhất (LDC) ở APAC là chưa tới 1%.

Theo Tổng thư ký UNCTAD Rebeca Grynspan, “APAC có tiềm năng trở thành khu vực dẫn đầu về thương mại kỹ thuật số, nhưng chỉ khi chúng ta hợp tác cùng nhau để đảm bảo rằng không ai bị bỏ lại phía sau”, từ đó khuyến khích các nhà lãnh đạo chính trị và doanh nghiệp thực hiện cách tiếp cận lấy con người làm trung tâm.

“Không chỉ là động cơ tăng trưởng”

Dữ liệu từ báo cáo cho thấy giá trị thương mại kỹ thuật số khi tăng 1% sẽ có liên quan đến mức tăng 0,8% trong GDP bình quân đầu người thực tế của một nền kinh tế.

Do lợi ích của thương mại kỹ thuật số gắn liền với việc truy cập internet, việc thu hẹp khoảng cách kỹ thuật số trong khu vực chính là chìa khóa để đảm bảo lợi ích phát triển trên diện rộng.

Trong khi hơn 90% người dân ở các quốc gia có thu nhập cao ở APAC sử dụng Internet thì tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn 20% ở các quốc gia có thu nhập thấp hơn.

“Sự chênh lệch này nhấn mạnh nhu cầu cần hành động khẩn cấp… Điều bắt buộc là chúng ta phải hợp tác cùng nhau để đảm bảo rằng thương mại và đầu tư kỹ thuật số không chỉ là động lực tăng trưởng mà còn là chất xúc tác cho sự phát triển toàn diện và bền vững”, Thư ký điều hành ESCAP Armida Salsiah Alisjahbana nhấn mạnh.

Cách tiếp cận toàn diện của chính phủ

Từ đó, báo cáo kêu gọi thực hiện các chính sách đầu tư và thương mại kỹ thuật số toàn diện hơn, bao gồm các biện pháp nhằm hài hòa hóa chính sách và quy định xuyên biên giới, đồng thời tăng cường năng lực của các nước kém phát triển trong thương mại điện tử và nền kinh tế kỹ thuật số.

UNCTAD cũng nhấn mạnh sự cần thiết của một môi trường pháp lý hỗ trợ, với luật pháp rõ ràng để đảm bảo các giao dịch trực tuyến, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và chống lại tội phạm mạng.

Ngoài ra, việc giải quyết các mối lo ngại về quyền riêng tư và bảo mật dữ liệu là chìa khóa để xây dựng niềm tin, trong khi thủ tục hải quan lại rất quan trọng trong việc xử lý suôn sẻ hàng hóa kỹ thuật số.

Theo Tổng Giám đốc UNIDO Gerd Müller, việc giải quyết các thách thức xã hội và môi trường phát sinh từ thương mại và đầu tư kỹ thuật số là một vấn đề phức tạp, với những tác động đa dạng mà không một cơ quan nào có thể tự quản lý một cách riêng biệt.

Do đó, để đạt được tiến bộ trong thương mại kỹ thuật số đòi hỏi phải có sự hợp tác giữa các bộ, ngành và cơ quan liên quan, báo cáo nhấn mạnh.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ TBSNews)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
Mua Chữ ký số uy tínMáy ảnh Fujifilm XH2s

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ổn định lãi suất, tạo đà tăng trưởng

Trong bối cảnh nhu cầu vay vốn của người dân, doanh nghiệp tăng cao dịp cuối năm, nhiều ngân hàng thương mại đã điều chỉnh tăng lãi suất huy động. Song cùng với đó, để thúc đẩy tín dụng, tạo đà cho tăng trưởng kinh tế, các ngân hàng phải tìm cách tiết giảm chi phí, nỗ lực giữ ổn định lãi suất cho vay.

Ổn định lãi suất, tạo đà tăng trưởng
IMF: Các nền kinh tế châu Á “đủ sức chống chịu với biến động”

Các nhà kinh tế từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng, các nền kinh tế châu Á đủ sức chống chịu với biến động và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc vượt qua các thách thức một cách bình tĩnh, trong bối cảnh khu vực này đang phải đối mặt với nhiều rủi ro nội bộ khác nhau bên cạnh việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ quay trở lại Nhà Trắng.

IMF Các nền kinh tế châu Á “đủ sức chống chịu với biến động”
Vận tải khách hàng không và hàng hóa tăng trưởng vững chắc trong năm 2024

Theo dữ liệu sơ bộ vừa được công bố bởi Hiệp hội các hãng hàng không châu Á - Thái Bình Dương (AAPA), mặc dù có những vấn đề nghiêm trọng về chuỗi cung ứng, nhưng các hãng hàng không châu Á - Thái Bình Dương vẫn hoạt động tốt trong năm 2024. AAPA cho biết, nhu cầu đi lại bằng đường hàng không đang tăng mạnh trên toàn khu vực, được thúc đẩy bởi nhu cầu du lịch giải trí và công tác. Song song đó, thị trường vận tải hàng không quốc tế cũng chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ, khi các doanh nghiệp bổ sung hàng tồn kho để chuẩn bị cho mùa lễ hội cuối năm và các sự kiện bán hàng trực tuyến lớn.

Vận tải khách hàng không và hàng hóa tăng trưởng vững chắc trong năm 2024
Châu Á - Thái Bình Dương:
ADB vạch ra lộ trình giải quyết tác động của 3 cuộc khủng hoảng hành tinh

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ngày hôm nay (25/11) công bố Kế hoạch Hành động Môi trường giai đoạn 2024 - 2030, vạch ra lộ trình giải quyết những tác động của 3 cuộc khủng hoảng hành tinh gồm: mất đa dạng sinh học, ô nhiễm và biến đổi khí hậu ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

ADB vạch ra lộ trình giải quyết tác động của 3 cuộc khủng hoảng hành tinh
Return to top