ClockThứ Hai, 11/12/2023 13:57

Mạng lưới Đổi mới sáng tạo Việt Nam triển khai hoạt động tại Pháp

Theo phóng viên TTXVN tại Pháp, chiều 10/12 ở thủ đô Paris, Mạng lưới Đổi mới sáng tạo Việt Nam tại châu Âu (VINEU) đã chính thức triển khai các hoạt động tại địa bàn Pháp.

Kết nối đầu tư các dự án khởi nghiệp trên địa bàn tỉnhHiện thực mục tiêu đổi mới sáng tạo Thúc đẩy đầu tư khởi nghiệp tại tỉnh Thừa Thiên HuếKết nối đầu tư và thương mại cho doanh nghiệpGiải bài toán kinh tế dược liệu từ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Ông Phạm Huy Hoàng, Chủ tịch VINEU phát biểu tại buổi lễ công bố triển khai hoạt động tại Pháp. 

Tham dự sự kiện có bà Phạm Thị Kim Yến, Tham tán Công sứ Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp, các trưởng đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Khoa học và Công nghệ Việt nam tại Pháp, cũng như đại diện của Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC) cùng nhiều giáo sư và chuyên gia Việt kiều.

Tại buổi lễ, Chủ tịch VINEU Phạm Huy Hoàng đã giới thiệu mục tiêu, ý nghĩa và chiến lược của mạng lưới, cũng như các hoạt động của VINEU kể từ khi ra mắt hồi tháng 11/2021. Là một trong 8 mạng lưới trên thế giới được Trung tâm Đối mới sáng tạo quốc gia thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư bảo trợ, VINEU có sứ mệnh hội tụ tri thức Việt Nam tại châu Âu, cùng chung sức đưa ra những giải pháp bền vững cho các bài toán thách thức của Việt Nam.

Với mong muốn tạo ra sân chơi và kết nối cộng đồng tri thức người Việt hiện đang sinh sống và làm việc ở châu Âu, từ đó dùng chuyên môn và kiến thức của họ hỗ trợ công cuộc đổi mới sáng tạo của đất nước thông qua các dự án cụ thể, Chủ tịch VINEU Phạm Huy Hoàng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc triển khai hoạt động tại địa bàn Pháp, nơi quy tụ nhiều chuyên gia trí thức giỏi, có bề dày kinh nghiệm, có sự nhiệt tình và hiện đang công tác tại các cơ sở nghiên cứu, giảng dạy, hoặc tập đoàn, công ty lớn tại Pháp.

Bằng tâm huyết và sự chân thành, các trí thức Việt kiều thuộc nhiều thế hệ tại Pháp đã chia sẻ những ý kiến đóng góp cho hoạt động của VINEU trong thời gian tới. Ông Lê Văn Cường, Giáo sư danh dự tại Trường Kinh tế Paris (PSE), Đại học Paris 1 Pantheon-Sorbonne, Giám đốc nghiên cứu danh dự tại Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu Khoa học Pháp (CNRS), Giám đốc Trung tâm đào tạo và nghiên cứu nâng cao về Kinh tế và Khoa học dữ liệu (CASED), đã chia sẻ những bài học quý báu về kinh nghiệm xây dựng mạng lưới kết nối và chỉ ra vai trò quan trọng của môi trường hợp tác và tương tác giữa các bên liên quan. Bác sĩ, Tiến Sĩ Võ Toàn Trung, Trưởng Khoa Phục hồi chức năng của Bệnh viện Bullion (Paris), đã tích cực góp ý về phương hướng phát triển của VINEU trong thời gian tới tại Pháp sao cho hiệu quả, thiết thực và cụ thể. 

Buổi lễ cũng là cơ hội để các chuyên gia như ông Nguyễn Xuân Sơn, đến từ Cơ quan tài chính công của Pháp, ông Trần Như Cương, chuyên gia cấp cao của Tổng Công ty điện lực Pháp (EDF), và nhiều trí thức khác kết nối, chia sẻ kiến thức với cộng đồng khoa học và doanh nghiệp. Các đại biểu đều cho rằng VINEU cần duy trì sự trao đổi, tương tác và phối hợp giữa các bên liên quan, đi vào các dự án cụ thể phù hợp với nhu cầu trong nước, từ đó tập hợp các trí thức, chuyên gia Việt kiều trong các lĩnh vực có liên quan để tìm ra những giải pháp triển khai thích hợp và đồng bộ.

Đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Khoa học và Công nghệ Việt nam tại Pháp cũng đề xuất, gợi mở ra những hướng hoạt động hiệu quả, đồng thời cam kết sẵn sàng phối hợp và hỗ trợ việc kết nối giữa VINEU với các cơ quan chức năng trong nước để triển khai các hoạt động trong thời gian tới.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm. 

Đánh giá cao ý tưởng kế hoạch và hành động của Mạng lưới Đổi mới sáng tạo Việt Nam tại châu Âu, Tham tán Công sứ Phạm Thị Kim Yến bày tỏ hy vọng VINEU sẽ phát huy tốt nguồn lực của cộng đồng trí thức Việt Nam ở châu Âu nói chung và tại Pháp nói riêng cho sự phát triển của đất nước. Bà Phạm Thị Kim Yến cũng cam kết Đại Sứ quán Việt Nam tại Pháp sẽ luôn đồng hành cùng các hội đoàn có những hoạt động ý nghĩa hướng về quê hương và tập hợp phát huy nguồn lực của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ sự phát triển của đất nước Việt Nam.

Buổi lễ công bố triển khai các hoạt động tại Pháp này không chỉ đánh dấu bước đi quan trọng của VINEU mà còn góp phần mở ra cánh cửa cho quan hệ hợp tác về đổi mới sáng tạo giữa Việt Nam và Pháp. Sự kiện cũng cho thấy  tầm nhìn đầy hứa hẹn về tương lai sáng tạo của Việt Nam, khi các nguồn lực tri thức của cộng đồng người Việt ở hải ngoại kết nối với nguồn lực trong nước để phát huy sức mạnh tổng hợp, đóng góp cho sự phát triển bền vững của quê hương. Với sự thành công của sự kiện, VINEU một lần nữa khẳng định vai trò của mình trong việc đưa đổi mới sáng tạo của Việt Nam ra thế giới và mở thêm cánh cửa đầy triển vọng cho tương lai nước nhà.
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển kinh tế di sản, kinh tế xanh và kinh tế số

Ngày 6/12, tại Nhà hát Duyệt Thị Đường, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế phối hợp với Viện Nghiên cứu Kiến trúc & Đô thị Hàn Quốc và Công ty TNHH SMC Huế tổ chức Diễn đàn quốc tế lần thứ ba với chủ đề “Một số định hướng phát triển kinh tế di sản, kinh tế xanh và kinh tế số tại tỉnh Thừa Thiên Huế”. Với sự tham gia của các chuyên gia, nhà nghiên cứu, đại diện các tổ chức quốc tế, cùng nhiều đại biểu đến từ các sở ngành, tổ chức trong và ngoài nước.

Phát triển kinh tế di sản, kinh tế xanh và kinh tế số
Khoa học địa lý Việt Nam với chuyển đổi số phục vụ phát triển bền vững

Ngày 13/7, Trường đại học Sư phạm, Đại học Huế phối hợp với Hội Địa lý Việt Nam và Hội Địa lý Thừa Thiên Huế tổ chức hội nghị khoa học địa lý toàn quốc lần thứ XIV, năm 2024 với chủ đề “Khoa học địa lý Việt Nam với chuyển đổi số phục vụ phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi toàn cầu”.

Khoa học địa lý Việt Nam với chuyển đổi số phục vụ phát triển bền vững
Đông Nam Á:
“Cái nôi” của đổi mới sáng tạo công nghệ nông nghiệp do AI thúc đẩy

Nông nghiệp là trụ cột kinh tế của khu vực Đông Nam Á, chiếm khoảng 11% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vào năm 2022, và gần 1/3 tổng số việc làm trong khu vực. Tầm quan trọng của lĩnh vực này đặc biệt quan trọng ở các quốc gia tập trung vào nông nghiệp như Myanmar và Campuchia, nơi nông nghiệp đóng góp hơn 20% GDP và khoảng 35% tổng số việc làm. Ở Lào, con số thậm chí còn rõ ràng hơn, với việc làm trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm 70% tổng số việc làm.

“Cái nôi” của đổi mới sáng tạo công nghệ nông nghiệp do AI thúc đẩy
Return to top